“Ăn sạch” kiểu mới, hiểu sao cho đúng?

Nhịp sống thay đổi, quan niệm ăn uống cũng như thói quen sinh hoạt của cộng đồng cũng dần khác đi. Nếu trước kia, ăn sạch được hiểu với định nghĩa đơn giản là ăn chín uống sôi, hay tiến bộ hơn là sử dụng các loại thực phẩm không thuốc trừ sâu, không chất bảo quản; thì giờ đây, khái niệm ăn sạch đã dần được nâng lên một tầm cao mới, đó là ăn uống sao thật cân bằng và thông minh.

Bệnh từ miệng mà ra

Câu thành ngữ mang ý khuyên răn từ xưa vốn không còn xa lạ với người Việt – “bệnh từ miệng mà ra”. Câu nói ngụ ý con người nên cẩn trọng trong việc ăn uống để tránh những bệnh tật không đáng có.

Thấu hiểu những giá trị đó, người tiêu dùng cũng rất quan tâm tới việc ăn uống và đặc biệt kỹ tính trong việc lựa chọn những món thực phẩm để thu nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, dù “ăn sạch”, ưu tiên chọn thực phẩm organic, không hoá chất nhưng chế biến sai cách hay không đảm bảo cân bằng các nhóm dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày cũng khiến “ăn sạch” gây nên “hiệu ứng ngược” cho cơ thể.

Đơn giản như việc bạn ăn quá nhiều chất đạm, béo, nấu nướng các món nhiều dầu mỡ, đường, muối… về lâu dài thì ngoài việc đưa chất dinh dưỡng cần thiết vào cơ thể, bạn đang đồng thời đưa thêm dinh dưỡng không sạch vào cơ thể, sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý không lây như tim mạch, ung thư, hô hấp, đái tháo đường. Một nghiên cứu gần đây đưa ra rằng cứ 100 người Việt tử vong, có đến 77 ca do bệnh không lây nhiễm và 41,3% số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm xảy ra trước 70 tuổi (tức là chết sớm hơn so với tuổi thọ trung bình 73,6 tuổi của người Việt). Đây thực sự là một con số đáng báo động. Vậy “ăn sạch” thế nào mới đúng?

“Ăn sạch” là biết cân đối và cân bằng

Để đảm bảo ăn uống mang lại lợi ích vượt trội cho sức khoẻ thì định nghĩa “ăn sạch” kiểu mới phải hội đủ 2 yếu tố. Đầu tiên phải đảm bảo sự cân đối trong chế độ dinh dưỡng. Theo đó, bạn cần ăn đầy đủ các nhóm chất cần thiết gồm: tinh bột, đạm, béo, chất xơ, vitamin và muối khoáng. Đối với người trưởng thành (từ 19 tuổi trở lên) , một chế độ ăn uống cân đối nên cung cấp khoảng 65% tổng lượng calo từ tinh bột và chất xơ, 20% từ chất đạm và 15% tổng lượng calo từ chất béo cho tổng khoảng 2000 Kcalo/ ngày ở người nữ và 2500 Kcalo/ ngày ở người nam. Tuy nhiên, nếu phải lao động hoặc hoạt động thể chất mạnh, sẽ cần có có lượng calo cao hơn.

Chế độ ăn xanh lành với dinh dưỡng thực vật đang lên ngôi và trở nên rầm rộ ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới.

Chế độ ăn xanh lành với dinh dưỡng thực vật đang lên ngôi và trở nên rầm rộ ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới.

Điểm mấu chốt của sự cân đối trên chính là việc cân bằng lượng đạm đến từ động vật như thịt, cá… chỉ chiếm 1/3 bữa ăn với đạm từ thực vật như các loại hạt, rau xanh… chiếm 2/3 còn lại trong bữa ăn hàng ngày. Đạm giúp nuôi cơ thể, xây tế bào mới, nhưng đạm tốt – là các loại đạm từ thực vật, từ các loại hạt - sẽ giúp xây cơ thể khỏe đẹp hơn.

Cụ thể, người tiêu dùng nên đặc biệt ưu tiên lựa chọn đạm thực vật (đậu nành, hạt hướng dương, hạt óc chó…) như một sự thay thế lành mạnh cho các loại đạm động vật; hay tích cực chọn sữa hạt (hạnh nhân, đậu nành, lúa mạch, ngũ cốc…) thay cho sữa bò, vừa thơm ngon, dinh dưỡng, vừa đáp ứng khẩu vị của cả gia đình.

“Ăn sạch” là biết chọn lọc thông minh

Yếu tố thứ hai khi nhắc tới “ăn sạch” đó là ăn thông minh. Điều này được thể hiện qua việc người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng những loại thực phẩm có nguồn gốc thiên nhiên/hữu cơ, giàu dưỡng chất, được kiểm chứng về chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Việc duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng là một cách phòng bệnh hữu hiệu để ngăn ngừa các bệnh lý như đột quỵ, ung thư và tim mạch.

Việc duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng là một cách phòng bệnh hữu hiệu để ngăn ngừa các bệnh lý như đột quỵ, ung thư và tim mạch.

Đặc biệt, khi thực hành ăn uống lành mạnh, bạn cũng đừng bỏ qua các lưu ý quan trọng như: không bỏ bữa, tránh ăn quá mặn hay quá cay, không nên ăn quá no, uống đủ nước và hạn chế các chất kích thích có hại cho sức khoẻ.

“Ăn sạch” sẽ thấy đời tích cực hơn!

Việc lựa chọn thực phẩm thông minh cùng chế độ dinh dưỡng cân bằng, nhất là dinh dưỡng thực vật đã và đang mang lại rất nhiều lợi ích tích cực cả về thể chất lẫn tinh thần.

Dễ nhận thấy lợi ích trước tiên khi ăn uống lành mạnh và khoa học đó là giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, giảm nguy cơ thừa cân, béo phì và giúp bạn tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Đặc biệt, với những người có sẵn bệnh lý nền như tiểu đường hay huyết áp cao thì việc tuân thủ nghiêm ngặt lối ăn uống xanh - lành, đồng thời tích cực vận động chính là phương thuốc hiệu quả để bạn kiểm soát bệnh tật tốt hơn.

Một chế độ ăn uống cân bằng còn giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng vì tiêu hóa tốt, từ đó sẽ cảm thấy luôn tràn đầy năng lượng và cảm hứng tích cực.

Một chế độ ăn uống cân bằng còn giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng vì tiêu hóa tốt, từ đó sẽ cảm thấy luôn tràn đầy năng lượng và cảm hứng tích cực.

Ngoài những giá trị lý tính về sức khoẻ, những bữa ăn đầy ắp hương vị, thơm ngon và dinh dưỡng còn là “chất kết nối” để vun đắp tình cảm gia đình, gắn bó từng thành viên và xây dựng những kết nối bền vững.

Vinasoy –  Nhà sản xuất 100% các sản phẩm thuận xu hướng “ăn sạch”

Là nhà sản xuất sữa đậu nành lớn nhất Việt Nam và đứng top 5 trên thế giới, công ty Vinasoy và thương hiệu sữa đậu nành Fami, sữa chua uống thực vật Veyo Yogurt luôn bền bỉ theo đuổi các dòng sản phẩm xanh-lành-tự nhiên. Để đáp ứng nhu cầu "ăn sạch". Ngay từ những ngày đầu tiên, Vinasoy đã chọn nguyên liệu chất lượng, không biến đổi gen và công nghệ sản xuất tiên tiến nhất để sử dụng trong nhà máy của mình.

Nhờ áp dụng công nghệ Tetra-AlwinSoy mà sữa đậu nành Fami có sự đột phá về chất lượng, có hương vị đậm đà tự nhiên cũng như bảo toàn được các thành phần dinh dưỡng quý có trong hạt đậu nành mà không cần dùng đến chất bảo quản. Sữa chua uống Veyo Yogurt được sản xuất 100% từ thực vật, trong chuyền thiết bị hiện đại khép kín đáp ứng tiêu chuẩn FSSC 22000 và HACCP.

Trong định hướng phát triển của mình, Vinasoy tiếp tục tập trung mở rộng hệ sinh thái dinh dưỡng từ thực vật với nhiều hoạt động như: phát triển rộng hơn các sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu từ đậu nành; phát triển sản phẩm sữa từ thực vật như sữa chua uống, sữa hạt; nghiên cứu và cung cấp giống, kỹ thuật và khoa học cải tiến nhất dựa trên năng lực lõi; đưa các sản phẩm dinh dưỡng thực vật Việt Nam vươn ra xa hơn trên thế giới.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN