Vì sao Nga và Ukraine chưa thể đạt thỏa thuận chấm dứt xung đột?

Rất khó để Nga và Ukraine có thể sớm tìm kiếm giải pháp ngoại giao, chấm dứt xung đột, trừ khi diễn biến chiến sự trên thực địa có thay đổi, nghiêng hẳn về một bên, Francis Fukuyama, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Freeman Spogli, thuộc Đại học Stanford (Mỹ), nói.

Binh sĩ quân đội Ukraine.

Binh sĩ quân đội Ukraine.

“Hai bên đã hứng chịu nhiều tổn thất trong cuộc xung đột, đến mức nhượng bộ để tìm giải pháp thỏa hiệp là rất khó xảy ra”, ông Fukuyama nói trên đài CNBC.

Đối với Ukraine, nước này yêu cầu Nga phải quay lại tình trạng như trước khi xung đột xảy ra, chưa nói đến vấn đề bán đảo Crimea và vùng ly khai Donbass, ông Fukuyama nói.

“Nếu Nga không rút quân khỏi các khu vực kiểm soát sau ngày 24.2, tôi cho rằng Ukraine không thể chấp nhận, vì như vậy là đánh mất chủ quyền lãnh thổ”, ông Fukuyama giải thích.

Mặt khác, Nga không thể đơn giản rút quân và đồng ý với những cam kết mà Ukraine đưa ra. “Nga đã tiêu tốn nhiều nguồn lực, hứng chịu tổn thất cả về con người và trang thiết bị vũ khí. Không thể đơn giản rút quân là xong”, ông Fukuyama nói.

“Một giải pháp hòa bình chỉ có thể xuất hiện khi diễn biến chiến sự trên thực địa có thay đổi rõ rệt”, ông Fukuyama nhận định.

Chuyên gia đến từ Đại học Stanford nói rằng, rất khó để dự đoán chiến sự sẽ diễn ra theo cách như thế nào, sau khi Nga được cho là không đạt được mục tiêu ở phía bắc Kiev.

“Nga nói về việc tái tổ chức lực lượng, rút lui vì chiến lược thay đổi. Nhưng thực tế là lực lượng Nga ở phía bắc Kiev đã chịu tổn thất lớn”, ông nói.

Ông Fukuyama cho rằng, Ukraine có cơ hội giành chiến thắng trong cuộc xung đột vì ý chí chiến đấu cao hơn. “Các lực lượng Nga đang có dấu hiệu bối rối. Họ chưa giành được thêm bất cứ mục tiêu nào”, ông Fukuyama nói.

Ngược lại, phong trào kháng chiến ở Ukraine đang đạt mức cao, được thúc đẩy bởi ý thức sâu sắc về lòng yêu nước và bản sắc dân tộc. “Tôi nghĩ đây là những yếu tố có thể quyết định kết cục cuộc xung đột”, ông Fukuyama nhận định.

Nguồn: [Link nguồn]

Tấn công dữ dội Ukraine hơn 30 ngày rồi đột ngột thay đổi trọng tâm: Đòn hỏa mù của Nga?

Tuần trước, Nga thông báo giảm đáng kể các hoạt động quân sự gần Kiev và phía bắc Ukraine. Phương Tây cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy bước lùi của Nga trong chiến dịch...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - CNBC ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN