Vì sao không lấy ngày của tháng khác bù cho tháng Hai để có đủ 30 ngày?

Sự kiện: Hỏi - Đáp

Mỗi tháng trong năm theo dương lịch thông thường có 30 hoặc 31 ngày, trừ tháng Hai có 28 hoặc 29 ngày. Nhưng vì sao tháng Hai lại có số ngày ít ỏi nhất so với các tháng còn lại trong năm và vì sao người ta không bớt từ các tháng có 31 ngày để bù vào? Mời độc giả cùng trả lời câu hỏi bằng cách bấm vào phần màu xanh lá cây. Câu trả lời chính thức sẽ có vào 15h hôm nay.

CÂU TRẢ LỜI CHÍNH XÁC

Theo Paul Nance, một cựu kỹ sư lập trình, tốt nghiệp Đại học Phoenix, bang Arizona, Mỹ, lý do đơn giản là vì đã quá muộn để có thể thay đổi. Nhân loại trên thế giới đã quen với việc sử dụng loại lịch có tháng Hai với 28 hoặc 29 ngày, vốn có nguồn gốc từ thời La Mã.

Việc đổi ngày của tháng khác sang tháng 2 cho đủ 30 ngày là không cần thiết vì sẽ dẫn đến phức tạp trong việc quy đổi ngày tháng trong lịch sử, theo Nance.

Lịch hiện đại ngày nay được hầu hết các quốc gia trên thế giới sử dụng là dương lịch, do do Giáo hoàng Gregorian XIII ban hành năm 1582, theo trang Britannica. Dương lịch là bộ lịch sử đổi dựa trên bộ lịch gốc của người La Mã.

Theo ghi chép trong sử sách, lịch La Mã được Romulus, người sáng lập vương quốc La Mã, tạo ra vào khoảng năm 753 TCN, dựa trên hệ thống âm lịch của người Hy Lạp.

Lịch này bao gồm 10 tháng, kể từ tháng 3 cho đến tháng 12 ngày nay, tương đương 304 hoặc 305 ngày. Những ngày còn thiếu là ngày mùa đông, không được tính vào lịch chính thức.

Vua La Mã thứ hai, Numa Pompillus đã có sửa đổi quan trọng. Bổ sung thêm tháng Một và tháng Hai. Nhà vua chọn toàn số lẻ cho bộ lịch 12 tháng, trừ tháng Một và tháng Hai là có 28 ngày.

Bộ lịch La Mã còn được sửa đổi thêm 2 lần nữa dưới thời Cộng hòa La Mã (năm 450 TCN) và thời Julius Cesar (năm 45 TCN), nhưng về cơ bản vẫn giữ nguyên tháng Hai có 28 ngày (29 nếu là năm nhuận).

Và đến năm 1582, giáo hoàng Gregorian XIII ban hành bộ lịch sửa đổi nhưng vẫn không thay đổi cách chọn 28 ngày trong tháng Hai của người La Mã.

Mời độc giả bấm vào đây để trả lời câu hỏi

TRẢ LỜI CỦA BẠN ĐỌC 29
Dương

Julius Caesar quyết định thay đổi hệ thống tính lịch này. Ông giữ nguyên 12 tháng nhưng thêm ngày vào các tháng để 12 tháng đó trùng với chu kỳ của mặt trời (chu kỳ vị trí của mặt trời trên bầu trời, chứ không phải chu kỳ trái đất chuyển động quanh mặt trời vì thời đó người ta không biết trái đất có quỹ đạo quanh mặt trời). Caesar cũng đặt quy định cứ 4 năm một lần thì tháng hai lại được cộng thêm một ngày cho phù hợp với chu kỳ của mặt trời được tính ra khi đó là 365,25 ngày, điều này về cơ bản khá gần với chu kỳ thật của trái đất quanh mặt trời, hiện nay chúng ta biết là 365,2425 ngày

Lăng văn thông

muốn biết tại sao tháng 2 hàng năm chỉ có 28 hoặc 29 ngày

Phó Văn Hậu

Vì chu kỳ quay của trái đất xung quanh mặt trời.

HOÀNG TUAN

Bởi vì như thế tháng 2 sẽ có 30 ngay và không con năm nhuận.

Nếu có câu hỏi cần giải đáp, mời độc giả gửi tại đây

Nguồn: [Link nguồn]

Người giàu có bậc nhất La Mã quyết theo đuổi danh vọng cho đến chết

Vào năm 60 trước Công nguyên, Marcus Licinius Crassus là một trong những nhân vật quyền lực nhất ở La Mã. Ông tích lũy được...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Hỏi - Đáp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN