Vì sao Covid-19 lây lan mạnh tới hầu hết các nước châu Âu?

Dịch bệnh Covid-19 đang lây lan rất nhanh và mạnh trên khắp châu Âu, phản ánh các biện pháp cô lập và kiểm soát vùng dịch chưa thực sự đem lại hiệu quả.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc nhận định, hệ thống xã hội phức tạp ở châu Âu là lý do rất khó để áp dụng các biện pháp phòng ngừa mạnh mẽ và huy động cả xã hội cùng chống dịch.

Hiệp ước Schengen khiến các nước châu Âu khó khăn trong việc ngăn chặn dòng người qua lại giữa biên giới hai nước, vì thực tế biên giới giữa các nước châu Âu gần như không tồn tại.

Nói cách khác, châu Âu đang đối mặt thách thức lớn và là chiến trường quan trọng trong cuộc chiến toàn cầu chống dịch Covid-19.

Các bộ trưởng y tế Liên minh châu Âu (EU) hôm 6.3 họp khẩn ở Brussels, Bỉ, nhằm thảo luận cách ứng phó với Covid-19. Số ca nhiễm Covid-19 ở EU đã tăng hơn 5.500 trong hơn hai tháng, theo CNN.

Người đi đường đeo khẩu trang ở thành phố Milan, Italia.

Người đi đường đeo khẩu trang ở thành phố Milan, Italia.

Giới quan sát cho rằng các biện pháp chống dịch tại châu Âu đến nay vẫn chưa phát huy hiệu quả. Virus không được cô lập ở vùng có dịch, lan rộng đến gần như toàn bộ các nước châu Âu.

Bộ trưởng Y tế Cộng hòa Czech Adam Vojtech cho biết tình trạng thiếu khẩu trang, thiết bị bảo hộ cùng chất khử trùng là một vấn đề đáng lo ngại. Ông kêu gọi Ủy ban châu Âu (EC) đẩy nhanh quá trình mua sắm thiết bị, vật tư cần thiết.

Châu Âu cũng có thể đối mặt với tình trạng thiếu thuốc vì một lượng lớn dược phẩm được nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ. Hoạt động sản xuất ở cả Trung Quốc và Ấn Độ đều bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Nhiều quốc gia châu Âu thực tế đã rơi vào tình trạng thiếu thuốc trước cả khi dịch bệnh bùng phát, đặc biệt là thuốc hô hấp, theo báo cáo của Hiệp hội Dược phẩm EU (PGEU). Có nguy cơ Cvodi-19

Ủy viên châu Âu về Sức khỏe và An toàn Thực phẩm, Stella Kyriakides kêu gọi các thành viên trong EU “chia sẻ thông tin về biện pháp và kế hoạch phòng chống dịch ở nước mình”. Nói cách khác, các nước EU cần bắt đầu nghĩ đến chuyện cùng phối hợp chống dịch.

Các biện pháp sàng lọc y tế hiện không thống nhất tại châu Âu, dẫn đến việc những người đi qua vùng có dịch ở Italia vẫn tự do di chuyển khắp châu Âu.

Châu Âu đang tỏ ra bị động trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.

Châu Âu đang tỏ ra bị động trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.

Các nước thành viên cũng cần phải tham vấn Đức, quốc gia hiện có 684 ca nhiễm Covid-19 nhưng chưa một ai tử vong.

Các chuyên gia đánh giá cuộc chiến chống dịch ở châu Âu sẽ rất khác với Trung Quốc, vì hệ thống y tế của châu Âu không đồng nhất.

“Trung Quốc đã phản ứng với dịch bệnh với tốc độ vượt trội và họ là quốc gia duy nhất có thể làm được việc đó ở quy mô như vậy", bác sĩ Osman Dar, chuyên gia y tế công cộng tại viện nghiên cứu Chatham House, Anh, nói.

Mục tiêu hàng đầu của châu Âu lúc này là cô lập các vùng dịch và tập trung giảm đến mức tối đa tỉ lệ tử vong vì dịch bệnh, theo Thời báo Hoàn Cầu.

Nhiều nước châu Âu khác đang bắt đầu có động thái tương tự nhằm kiểm soát dịch như Italia.

Pháp đã cấm các sự kiện tụ tập đông người, trong khi Anh khuyến khích người già, người dễ nhiễm Covid-19 ở nhà kể từ tuần tới.

Nguồn: [Link nguồn]

WHO kêu gọi thế giới dốc toàn lực chống Covid-19

Ngay cả những chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu thế giới hiện vẫn chưa thể biết chắc chắn mức độ chết chóc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN