Vai trò hạn chế của tên lửa phòng không Patriot Mỹ cung cấp cho Ukraine

Ông Zelensky cho rằng tên lửa Patriot được Mỹ cung cấp sẽ giúp Ukraine xây dựng lá chắn phòng không hiệu quả hơn trước các cuộc tập kích của Nga, nhưng các chuyên gia bày tỏ quan điểm thận trọng.

Patriot là tên lửa phòng không chủ lực của Mỹ.

Patriot là tên lửa phòng không chủ lực của Mỹ.

Nhà Trắng ngày 21/12 xác nhận Mỹ sẽ chuyển các tên lửa phòng không Patriot cho Ukraine nhân chuyến thăm Washington của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ, tên lửa Patriot có khả năng đánh chặn hiệu quả tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và máy bay ở tầm cao đáng kể hơn các hệ thống phòng không khác mà Mỹ đã cung cấp cho Ukraine.

Có mặt tại Nhà Trắng, ông Zelensky cho rằng tên lửa Patriot được Mỹ cung cấp sẽ giúp Ukraine xây dựng lá chắn phòng không hiệu quả hơn trước các cuộc tập kích của Nga. "Thành phần quan trọng nhất của gói viện trợ mới là các hệ thống tên lửa Patriot, loại vũ khí có thể tăng cường đáng kể năng lực phòng không cho Ukraine. Đây là bước đi rất quan trọng nhằm bảo vệ không phận của chúng tôi", ông Zelesnky phát biểu.

"Tên lửa Patriot có độ chính xác cao hơn, bảo vệ hiệu quả các mục tiêu trọng yếu trên mặt đất", cựu tướng Mỹ James Marks nói trên CNN.

Radar của hệ thống Patriot "vừa đóng vai trò giám sát, theo dõi, vừa trực tiếp chỉ thị mục tiêu để khai hỏa, giúp giảm sự cồng kềnh so với các hệ thống phòng không khác.

Hệ thống này hoạt động tự động và tự khóa mục tiêu tiềm năng. Quyết định khai hỏa hay không sẽ do binh sĩ điều khiển nhấn nút.

Trước đây, Mỹ chưa có kế hoạch cung cấp tên lửa Patriot cho Ukraine. Nhưng "tình hình thay đổi trên thực địa là nguyên nhân Mỹ cung cấp cho Ukraine các vũ khí phòng thủ hiệu quả hơn".

Tuy vậy, cũng có những ý kiến cho rằng không nên quá kì vọng vào tên lửa Patriot ở Ukraine. "Hệ thống này tương đối phức tạp nên binh sĩ Ukraine không thể sử dụng ngay mà mất vài tháng để Mỹ huấn luyện", cựu tướng Mỹ Mark Hertling nói trên CNN.

Patriot cũng không phải mẫu tên lửa phòng không cơ động, di chuyển trên khắp lãnh thổ Ukraine. "Hệ thống này không di chuyển trên chiến trường. Nó được đặt một chỗ và bảo vệ các mục tiêu cụ thể, như ở Kiev", ông Hertling nói.

"Nếu có ai nghĩ rằng các tên lửa Patriot có thể được bố trí rải rác trên lãnh thổ Ukraine, cách biên giới Nga khoảng 800km thì họ không hiểu về cách Patriot hoạt động", ông Hertling giải thích.

Tom Karako, giám đốc Dự án Phòng thủ Tên lửa tại trung tâm nghiên cứu CSIS, nói với CNN rằng Patriot “không phải là vũ khí thay đổi cuộc chơi" vì hệ thống này cũng có những giới hạn.

Hệ thống này cần mạng lưới hậu cần lớn, một tổ hợp Patriot cần tới 90 binh sĩ vận hành và có 8 xe phóng. Mỗi quả đạn tên lửa Patriot có giá tới 4 triệu USD. Với mức giá cao như vậy, Ukraine sẽ không thể đánh chặn tất cả các tên lửa mà Nga phóng vào lãnh thổ nước này trong các cuộc tập kích.

"Patriot hoàn toàn có thể đánh chặn máy bay không người lái (UAV) hay tên lửa đạn đạo cỡ nhỏ. Nhưng với các UAV có giá 20.000 USD hay tên lửa 100.000 USD, sử dụng tên lửa Patriot có giá 4 triệu USD để đánh chặn là không phù hợp trên khía cạnh kinh tế", ông Karako nói. "Điều mà Patriot có thể làm là giúp các hệ thống phòng không khác của Ukraine rảnh tay hơn để nhắm tới các mục tiêu cỡ nhỏ".

Tên lửa Patriot được nhiều đồng minh của Mỹ tin tưởng sử dụng như Israel, Đức, Nhật Bản. NATO cũng đặt tên lửa Patriot ở biên giới Ba Lan - Ukraine để tạo thành mạng lưới bảo vệ lãnh thổ các nước NATO.

Đối với trường hợp của Ukraine, cựu tướng Hertling nói các chiến dịch phản công quan trọng hơn nhiều so với tên lửa Patriot. 

"Patriot là vũ khí phòng thủ chống tên lửa đạn đạo và máy bay. Không thể chiến thắng cuộc chiến bằng cách phòng thủ. Ukraine cần củng cố thêm năng lực phản công", ông Hertling nói.

Tháng trước, đài CNN dẫn nguồn tin cho biết Mỹ sẽ mở rộng huấn luyện với quy mô 2.500 binh sĩ Ukraine/tháng. Khóa huấn luyện có nội dung hướng dẫn cách hiệp đồng tác chiến ở cấp tiểu đoàn và sẽ bắt đầu từ tháng 1/2023.

Nguồn: [Link nguồn]

Thông điệp trong lần xuất hiện trực tiếp của ông Zelensky tại Quốc hội Mỹ

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có bài phát biểu tại Quốc hội Mỹ, trong bối cảnh các nghị sĩ Mỹ đang cân nhắc duyệt chi thêm ngân sách 45 tỷ USD nhằm hỗ trợ Ukraine.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hoàng Anh - CNN ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN