Trung Quốc trở thành cường quốc hạt nhân sánh ngang Nga, Mỹ như thế nào?

Ngày 16/10 là kỷ niệm 55 năm ngày thử nghiệm thành công quả bom nguyên tử đầu tiên của Trung Quốc tại sa mạc Gobi. Từ đó đến nay, sức mạnh hạt nhân của Trung Quốc không ngừng tăng cường và được đánh giá là đã theo kịp bước tiến của Mỹ, Nga trong lĩnh vực này.

Trải qua 55 năm phát triển, Trung Quốc đã sở hữu nhiều tên lửa đạn đạo tiên tiến. Nguồn: Sina

Trải qua 55 năm phát triển, Trung Quốc đã sở hữu nhiều tên lửa đạn đạo tiên tiến. Nguồn: Sina

Đặng Tiểu Bình đã từng nói “nếu như từ những năm 60 trở lại đây, Trung Quốc không có bom nguyên tử, bom hydro và không có vệ tinh, thì Trung Quốc không thể được gọi là một quốc gia lớn có ảnh hưởng quan trọng, không có vị thế quốc tế như thế này”.

Trình độ trang bị của lực lượng hạt nhân chiến lược Trung Quốc

Quả bom nguyên tử đầu tiên được Trung Quốc thử nghiệm vào ngày 16/10/1964, nhưng phải đến ngày 29/7/1996 lần thử nghiệm bom nguyên tử cuối cùng mới kết thúc. Từ khi bắt đầu đến kết thúc, Trung Quốc đã tiến hành 45 cuộc thử nghiệm bom nguyên tử, và là quốc gia có số lần thử nghiệm ít nhất trong 5 nước thành viên thường trực Liên Hợp Quốc.

Tiêu chí thử nghiệm của Trung Quốc là “thử nghiệm trong điều kiện sát với thực chiến, phấn đấu đạt số lần ít nhất, đột phá nhiều nhất, hiệu suất cao nhất”. Sau 45 cuộc thử nghiệm, Trung Quốc đã đạt được 6 đột phá công nghệ lớn; mỗi cuộc thử nghiệm Trung Quốc đều đạt được mục đích như dự kiến, “mỗi một đầu đạn phục vụ chiến đầu đều chỉ thông qua 1-2 lần thử nghiệm là đạt được thành công”. Đây là điều mà các cường quốc hạt nhân như Anh, Pháp, Mỹ, Nga cũng không làm được.

Vụ thử nghiệm thành công bom hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc ngày 16/10/1964. Nguồn: Sina

Vụ thử nghiệm thành công bom hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc ngày 16/10/1964. Nguồn: Sina

Trong 6 lần thử nghiệm đạt được đột phá kỹ thuật quan trọng, thì lần thử nghiệm cuối cùng được tiến hành mô phỏng trên máy tính, 5 lần còn lại đạt được đột phá bao gồm: Đột phá kỹ thuật đạn nguyên tử, đột phá kỹ thuật bom Hydro (vũ khí nhiệt hạch); đột phá kỹ thuật bom neutron; đột phá kỹ thuật sơ chế bom hạt nhân loại nhỏ; đột phá kỹ thuật thiết kế đầu đạn hạt nhân tiên tiến. Các thời kỳ phát triển vũ khí hạt nhân của Trung Quốc gồm:

Thế hệ đầu tiên với đại diện là thử nghiệm thành công bom nguyên tử năm 1964 và bom Hydro năm 1967, hai loại vũ khí hạt nhân này lần lượt do máy bay ném bom H-6A, H-5A của Không quân mang theo, đây cũng là vũ khí hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc có thể đưa vào chiến đấu.

Thế hệ thứ 2 với đại diện là các lần thử nghiệm năm 1976 và năm 1987, hai năm thử nghiệm này đã định hình ra đầu đạn loại lớn của tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Bom hạt nhân thế hệ đầu tiên của Trung Quốc. Nguồn: Sina

Bom hạt nhân thế hệ đầu tiên của Trung Quốc. Nguồn: Sina

Thế hệ thứ 3 với đại diện là “đầu đạn hạt nhân tiên tiến” được đưa ra bởi giáo sư Tiết Bản Trừng vào cuối những năm 1980. Viện 9 phụ trách nghiên cứu đầu đạn hạt nhân tiên tiến đã thông báo đạt được “trình độ tiên tiến nhất của thế giới”, và Trung Quốc đã sản xuất được loại đầu đạn nhỏ nhưng sức mạnh lớn, có thể làm đầu đạn cho các tên lửa đạn đạo liên lục địa, cũng như tên lửa đạn đạo liên lục địa dẫn đường.

Tháng 5/1999, dân biểu Christopher Cox đã trình lên Thượng viện Mỹ một báo cáo trong đó chỉ trích “Trung Quốc đánh cắp kỹ thuật chế tạo đầu đạn hạt nhân loại W-88 của Mỹ”. Khi đó, W-88 là đầu đạn có kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới, uy lực mạnh mẽ nhất trong các đầu đạn hạt nhân chiến lược và Mỹ phải công nhận đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc có sức mạnh tương đương đầu đạn W-88 của Mỹ.

Vụ thử bom Hydro đầu tiên của Trung Quốc.Nguồn: Sina

Vụ thử bom Hydro đầu tiên của Trung Quốc.Nguồn: Sina

Giáo sư Tiền Học Sâm (tháng 3/1965) đưa ra kế hoạch “bát niên tứ đạn” (8 năm chế tạo 4 tên lửa đạn đạo), theo đó, từ năm 1966-1972, Trung Quốc đã chế tạo thành công tên lửa đất đối đất tầm trung DF-2 và DF-3, tên lửa đất đối đất tầm xa DF-4, tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-5, tuy nhiên trên thực tế đến năm 1972 Trung Quốc mới chỉ hoàn thành chế tạo DF-2, DF-3, DF-4, trong đó chỉ có DF-2, DF-3 có thể đưa vào chiến đấu. Trên lý thuyết, DF-4 có thể đe dọa các quốc gia khu vực châu Âu, nhưng phải đến cuối những năm 1970 Trung Quốc mới bắt đầu nghiên cứu tên lửa này.

Tháng 5/1980, tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-5 do giáo sư Lương Ân Lễ tổng phụ trách thiết kế chế tạo mới hoàn thành thử nghiệm ở khu vực biển Nam Thái Bình Dương. Trung Quốc đặt mật danh cho nhiệm vụ thử nghiệm tên lửa này là “nhiệm vụ 580”. Sau năm 1990 Trung Quốc mới chính thức sản xuất tên lửa này.

Trong giai đoạn năm 1980 – 1990, việc nghiên cứu và phát triển tên lửa chiến lược tầm trung và liên lục địa của Trung Quốc đã nhanh chóng đi vào “quỹ đạo phát triển”. Trung Quốc đã liên tiếp nghiên cứu ra 2 loại tên lửa đạn đạo sử dụng nhiên liệu rắn có thể phóng cơ động gồm DF-21 và DF-3, trong đó DF-21 được coi là tên lửa đạn đạo tầm trung thế hệ mới, trở thành tiêu chuẩn để Trung Quốc chế tạo ra 2 biến thể gồm DF-21C và DF-21D. Còn DF-31 được coi là tên lửa đạn đạo tầm xa thế hệ mới, trên cơ sở DF-31, Trung Quốc đã nâng cấp lên thành DF-31A và DF-31AG.

Tên lửa đạn đạo DF-31AG xuất hiện tại Lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Trung Quốc. Nguồn: Sina

Tên lửa đạn đạo DF-31AG xuất hiện tại Lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Trung Quốc. Nguồn: Sina

Bước sang thế kỷ 21, thực lực kinh tế, khoa học kỹ thuật của Trung Quốc được tăng lên một cách mạnh mẽ, trong lĩnh vực nghiên cứu tên lửa chiến lược cũng đạt được nhiều thành quả to lớn. Cho đến nay, đã chính thức hình thành một hệ thống tên lửa hạt nhân tấn công tầm trung, đại diện của hệ thống này là tên lửa DF-21C / D, DF-26; hệ thống tên lửa hạt nhân chiến lược liên lục địa với đại diện là DF-5B, DF-41, JL-3 (đang nghiên cứu).

Trong Lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Trung Quốc vừa qua, Trung Quốc đã phô diễn 4 quả tên lửa hạt nhân chiến lược liên lục địa DF-5B; 16 quả tên lửa chiến lược phóng cơ động DF-41 và 16 quả DF-31AG; 12 quả tên lửa chiến lược phóng từ tàu ngầm.

Nguyên tắc sử dụng lực lượng hạt nhân

Môi trường cạnh tranh chiến lược của Trung Quốc và Mỹ về cơ bản là không giống nhau, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, chiến trường của các trận chiến hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô chủ yếu diễn ra ở lục địa Tây Âu, và hầu hết đều lấy vũ khí hạt nhân chiến thuật làm đột phá. Trên cơ sở đó, biện pháp giải quyết chiến tranh hạt nhân của Mỹ là “không cự tuyệt sử dụng vũ khí hạt nhân, nhưng thận trọng lựa chọn thăng cấp cường độ, không được nâng cấp thành một cuộc chiến tranh hạt nhân ăn miếng trả miếng”.

Trong khi đó, Trung Quốc một khi gặp phải cuộc tấn công hạt nhân, bất luận là tấn công hạt nhân chiến thuật hay chiến lược, thì kết quả tất nhiên là trực tiếp hướng tới cuộc chiến ăn miếng trả miếng. Do vậy các vũ khí hạt nhân của Trung Quốc đều được Trung Quốc cho là vũ khí “chống tấn công hạt nhân”.

Tên lửa chiến lược phóng từ tàu ngầm JL-2. Nguồn: Sina

Tên lửa chiến lược phóng từ tàu ngầm JL-2. Nguồn: Sina

Trong bối cảnh Quân đội Trung Quốc đã xây dựng thành công hệ thống cảnh báo sớm, nguyên tắc “phản công hạt nhân trên mặt đất” của Trung Quốc đã được thay đổi thành nguyên tắc phản ứng tốc độ nhanh hơn, đó là “phản công hạt nhân trên không”.

Tôn chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân của Trung Quốc là “tuyệt đối không lựa chọn sử dụng vũ khí hạt nhân đầu tiên”, Trung Quốc “không chấp nhận bất kỳ sự đe dọa vũ khí hạt nhân nào, cũng không sử dụng vũ khí hạt nhân đe dọa bất kỳ quốc gia nào”.

Ảnh: Căn cứ hạt nhân TQ trong hang nhân tạo lớn nhất TG

Du khách lần đầu tiên được phép khám phá những hang động nhân tạo lớn nhất thế giới từng là căn cứ hạt nhân bí...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đức Trí (lược dịch) ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN