TQ đang dùng 3 "chiêu" tấn công Ấn Độ mà không nổ súng

Trung Quốc được cho là đang sử dụng “tam chủng chiến pháp”, chiến lược nhằm chiếm ưu thế trước Ấn Độ ở khu vực tranh chấp biên giới mà không cần nổ súng, báo Ấn Độ nhận định.

TQ đang dùng 3 "chiêu" tấn công Ấn Độ mà không nổ súng - 1

Binh sĩ Trung Quốc trong một buổi lễ duyệt binh.

Theo India Today, Trung Quốc đang sử dụng “tam chủng chiến pháp” để che giấu hành vi phi pháp và rồi hợp thức hóa các hành động này sau một thời gian tranh cãi.

Báo Ấn Độ cũng tố Trung Quốc luôn muốn chiếm đất, thu thập tài nguyên và tăng cường sức mạnh quân sự.

“Tam chủng chiến pháp” là chiến lược thường được Trung Quốc sử dụng tại các điểm nóng tranh chấp chủ quyền ngày nay. Chiến lược này nhằm tạo ra làn sóng thông tin sai lệch, gây hiểu lầm và làm tổn hại tinh thần chiến đấu của đối phương.

India Today nói rằng, Quân ủy Trung ương Trung Quốc lần đầu áp dụng “tam chủng chiến pháp” vào quân đội kể từ năm 2003. “Tam chủng chiến pháp” về cơ bản được chia làm 3 phương diện.

Chiến tranh truyền thông

Sử dụng các kênh truyền thông chính thức, Trung Quốc muốn làm thay đổi suy nghĩ của cộng đồng quốc tế về vấn đề hiện tại, che giấu điểm yếu và đồng thời tìm kiếm sự ủng hộ từ quốc tế.

Từ đó, Trung Quốc tạo nên cái cớ để sử dụng biện pháp quân sự nếu cần thiết, theo India Today.

TQ đang dùng 3 "chiêu" tấn công Ấn Độ mà không nổ súng - 2

Binh sĩ Ấn Độ tuần tra ở khu vực biên giới.

Đó là lý do Trung Quốc đã và đang “dội bom” Ấn Độ trên các phương tiện truyền thông hàng ngày. Hai cơ quan truyền thông Trung Quốc hoạt động tích cực nhất mà India Today nhắc đến là Thời báo Hoàn Cầu và Tân Hoa Xã.

Chiến tranh tâm lý

Truyền thông Trung Quốc thời gian qua liên tục đăng tải video và công bố hình ảnh quân đội nước này tập trận rầm rộ, nhằm tạo ra ấn tượng rằng quân đội sẵn sàng hủy diệt toàn bộ lực lượng Ấn Độ ở biên giới.

Cách tiếp cận này cũng nhằm làm suy yếu lực lượng phòng thủ Ấn Độ, gây tác động tâm lý để Ấn Độ luôn nghĩ rằng nước này yếu thế hơn.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng muốn tác động đến quan điểm của người dân Ấn Độ. Một ví dụ điển hình là việc truyền thông Trung Quốc nhiều lần nhắc đến chiến tranh năm 1962, như một bài học mà “Ấn Độ nên ghi nhớ”.

Trung Quốc cũng cảnh báo sẽ can thiệp vào khu vực Jammu và Kashmir, nơi Ấn Độ có tranh chấp chủ quyền với Paksistan, hay thậm chí là muốn “giải phóng Sikkim”.

Chiến tranh pháp lý

TQ đang dùng 3 "chiêu" tấn công Ấn Độ mà không nổ súng - 3

Binh sĩ Trung Quốc nạp đạn cho xe bọc thép ZBD-03.

Nhắc đến chiến tranh pháp lý, thiếu tướng Ấn Độ về hưu Shekatkar nói, chiến lược của Trung Quốc là đấu tranh trong tranh chấp chủ quyền nhưng đồng thời không lùi khỏi những nơi tranh chấp mà nước này đã kiểm soát.

“Trung Quốc sẽ còn tiếp tục đòi thêm đất nếu như đối phương chủ quan, không cảnh giác”, thiếu tướng Shekatkar nói nhấn mạnh rằng chiến lược này không chỉ được áp dụng với Ấn Độ mà còn ở một số nước khác.

Theo India Today, chính phủ Ấn Độ đang đối phó với chiến lược “tam chủng chiến pháp” của Trung Quốc bằng cách hành động trên cả 3 phương diện quân sự, ngoại giao và chính trị. Cách tiếp cận này được cho là chuyên nghiệp và khiến cho Trung Quốc không dễ dàng đạt được mục đích.

Cuối cùng, báo Ấn Độ kêu gọi chính phủ, đảng phái đối lập, truyền thông và người dân cùng đối phó với thách thức từ Trung Quốc một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Cách Ấn Độ chuẩn bị chống lại nếu TQ vượt biên giới tấn công

Quân đội Ấn Độ tuyên bố theo dõi sát sao mọi hoạt động của lính Trung Quốc ở bên kia biên giới và luôn sẵn sàng đối...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - India Today ([Tên nguồn])
Tin tức Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN