Thụy Sĩ hủy hệ thống phòng không thay vì chuyển cho Ukraine

Ngoài Hungary và Áo đã thẳng thừng từ chối việc chuyển giao vũ khí cho Ukraine, mới đây, Thụy Sĩ đã có động thái tương tự. Thậm chí, nước này còn tự hủy các hệ thống phòng không đã ngừng hoạt động thay vì bàn giao cho Kiev.

Thụy Sĩ tiêu hủy nhiều hệ thống phòng không Rapier sau đề nghị chuyển giao cho Ukraine. Ảnh: Getty.

Thụy Sĩ tiêu hủy nhiều hệ thống phòng không Rapier sau đề nghị chuyển giao cho Ukraine. Ảnh: Getty.

Tờ NZZ của Thụy Sĩ hôm 16/3 đưa tin, quân đội nước này đã phá hủy hệ thống phòng không Rapier loại biên thay vì bàn giao chúng cho Ukraine. Không những vậy, Thụy Sĩ còn cấm các quốc gia khác chuyển giao vũ khí do Thụy Sĩ sản xuất sang Kiev.

Động thái này của Bern được tiến hành sau khi phía Ukraine yêu cầu Thụy Sĩ chuyển giao các hệ thống Rapier cho nước này, vì họ tin rằng dù bị Bern loại biên nhưng Rapier vẫn hữu ích trên thực địa trong cuộc xung đột với Moscow. 

Thụy Sĩ đã mua tên lửa đất đối không Rapier (SAMs) của Anh vào những năm 1980. Rapier được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu có khả năng cơ động cao. Hệ thống có thể gắn trên bệ phóng bán cố định hoặc xe kéo bán di động, mỗi giá phóng lắp 4-8 đạn tên lửa trên đó tích hợp một hệ thống nhắm mục tiêu quang học, về sau được bổ sung một radar. Rapier có tầm bắn từ 400-8.200 mét, trần bay 3.000 mét. 

Tuy nhiên, lô hàng đầu tiên của hệ thống Rapier tại Thụy Sĩ đã ngừng hoạt động vì bị coi là lỗi thời. Việc Bern tiêu hủy các hệ thống Rapiers nêu trên cũng nhận về nhiều chỉ trích, bởi chúng được cho là vẫn hoạt động tốt. Đặc biệt, Anh từng sử dụng Rapier để bảo vệ Thế vận hội Olympic 2012 ở London. Hệ thống này hoạt động vô cùng hiệu quả trước các mối đe dọa bay thấp như UAV.

Hồi tháng 2, chính quyền Thụy Sĩ cũng từ chối chuyển vũ khí phòng không do nước này sản xuất từ Tây Ban Nha sang Ukraine. Bern cũng từ chối các đề xuất từ Đức và Đan Mạch về việc cung cấp cho Kiev xe bọc thép và đạn dược do Thụy Sĩ sản xuất.

Bern nêu rõ, việc gửi vũ khí nhằm hỗ trợ Ukraine trong chiến sự giữa Kiev và Moscow, là đi ngược lại với chính sách trung lập vốn đã giúp Thụy Sĩ tránh được chiến tranh trong nhiều thế kỷ.

Nguồn: [Link nguồn]

Đức ”săn” xe tăng Leopard 2 từ Thụy Sĩ, cam kết không gửi cho Ukraine

Đề nghị mua xe tăng Leopard 2 của Đức là “bài toán khó” đối với quốc gia châu Âu đã duy trì trạng thái trung lập hơn 2 thế kỷ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Kim Khánh ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN