Thủ tướng Romania từ chức, sườn đông của NATO gặp nguy

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Thủ tướng Romania Marcel Ciolacu vừa thông báo từ chức, một ngày sau khi lãnh đạo phe đối lập cực hữu giành chiến thắng trong vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống.

Ông Ciolacu cho biết, đảng Dân chủ Xã hội trung tả của ông sẽ rút khỏi liên minh thân phương Tây - cơ bản là chấm dứt liên minh - trong khi các bộ trưởng nội các sẽ tiếp tục giữ chức vụ tạm quyền cho đến khi liên minh mới được thành lập sau cuộc bầu cử tổng thống vòng hai.

Thủ tướng Romania Marcel Ciolacu phát biểu với báo chí ngày 4/5. (Ảnh: Reuters)

Thủ tướng Romania Marcel Ciolacu phát biểu với báo chí ngày 4/5. (Ảnh: Reuters)

Ứng viên cực hữu hoài nghi châu Âu George Simion giành chiến thắng mang tính quyết định trong cuộc bỏ phiếu ngày 4/5, với khoảng 41% số phiếu bầu. Ông sẽ cạnh tranh với Thị trưởng Bucharest Nicusor Dan, một người trung dung độc lập, trong cuộc bầu cử vòng hai vào ngày 18/5. Ứng cử viên liên minh Crin Antonescu về thứ ba.

Mặc dù đảng Dân chủ Xã hội (PSD) cánh tả của ông Ciolacu giành được nhiều ghế nhất trong cuộc bầu cử quốc hội ngày 1/12/2024, đảng AUR của ông Simion và hai nhóm cực hữu khác, trong đó một nhóm có cảm tình lớn với Nga, giành được hơn 1/3 số ghế để trở thành một lực lượng chính trị nổi bật.

Trong những năm qua, đảng Dân chủ Xã hội thành lập chính phủ liên minh với đảng Tự do trung dung và đảng UDMR của người Hungary để giúp duy trì nhà nước ủng hộ Liên minh châu Âu và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Ông Ciolacu không thể có một chính phủ đa số để ngăn cản phe cực hữu trong cơ quan lập pháp nếu không có liên minh này.

Tổng thống Romania có quyền chỉ huy lực lượng vũ trang và chủ trì hội đồng an ninh. Tổng thống cũng có thể phủ quyết các cuộc bỏ phiếu quan trọng của EU và bổ nhiệm thủ tướng, chánh án, công tố viên và người đứng đầu cơ quan mật vụ.

Theo các nhà quan sát chính trị, chiến thắng của ông Simion có thể khiến Romania bị phương Tây cô lập và gây bất ổn cho sườn phía đông của NATO, nơi Bucharest đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp hỗ trợ hậu cần cho Ukraine trong 3 năm xung đột với Nga.

Điều này cũng sẽ tăng số lượng các nhà lãnh đạo hoài nghi châu Âu trong EU, vào thời điểm khối này đang phải nỗ lực củng cố đoàn kết để ứng phó với chính sách mới của Mỹ.

"Nhóm chống châu Âu trong EU sẽ trở nên lớn mạnh hơn, thậm chí có thể dẫn đến sự thay đổi hướng đi của Thủ tướng Ý Giorgia Meloni. Nhóm này có thể trở nên quan trọng và có thể ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống Ba Lan vào ngày 18/5", GS Cristian Pirvulescu, công tác tại Trường Khoa học Chính trị và Hành chính Công Quốc gia Bucharest, nhận định.

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda ngày 24/4 nói Ukraine sẽ phải chấp nhận một số nhượng bộ nếu muốn đạt được thỏa thuận hòa bình với Nga.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Loan - Reuters ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN
Gửi Góp ý