Thành phố dùng chiến thuật ẩn vào nước khác, tránh bị tấn công trong Thế chiến

Tận dụng vị trí địa lý chiến lược cùng chiến thuật khôn khéo, một thành phố ở nước Đức đã qua mặt hoàn toàn quân địch mà không cần dùng đến bất cứ vũ khí nào.

Thành phố dùng chiến thuật ẩn vào nước khác, tránh bị tấn công trong Thế chiến - 1

 Trong Thế chiến II, châu Âu hứng chịu tổn thất nặng nề nhất khi hàng triệu công trình bị phá hủy.

Trong Thế chiến II, các thành phố và cộng đồng ở Anh, Đức và trên toàn thế giới luôn phải đối diện với “tử thần” từ trên cao. Các máy bay chiến đấu từ cả hai phe Đồng minh và Phát xít liên tục thả bom phá hủy châu Âu với tần suất lớn.

Từ London (Anh), Berlin (Đức) cho đến những thành phố nhỏ hơn, sự hủy diệt đáng sợ từ các đợt ném bom dữ dội đã gây ra sự tàn phá khủng khiếp trên quy mô lớn.   

Tuy nhiên, lịch sử cũng chứng kiến một trường hợp hy hữu khi một thành phố ở nước Đức đã tránh được những đợt tấn công của máy bay phe Đồng minh nhờ sự kết hợp giữa hai yếu tố địa lý và may mắn.

Konstanz là thành phố đã có tuổi đời hơn nghìn năm, ra đời từ cuối thời kỳ đồ đá, nằm ở khu vực Bondensee, miền nam nước Đức.

Về mặt địa lý, thành phố này nằm giáp ranh với Thụy Sĩ. Trong Thế chiến II, vị trí này đóng vai trò sống còn trong việc bảo vệ thành phố trước cuộc chiến ác liệt.

Thành phố dùng chiến thuật ẩn vào nước khác, tránh bị tấn công trong Thế chiến - 2

 Nhờ chiến thuật khôn khéo của chính quyền thành phố, chỉ bằng một hành động, cả thành phố Konstanz bỗng chốc hòa vào một với quốc gia Thụy Sĩ láng giềng.

Theo các tài liệu lịch sử, biên giới giữa thành phố của Konstanz ở Đức và Kreuzlingen ở Thụy Sĩ được thiết lập trong thời gian chiến tranh bùng nổ, nhưng theo bề dày lịch sử, biên giới này thực chất chỉ mang tính hình thức về mặt pháp lý mà không thực sự mang ý nghĩa vạch ngăn cách giữa hai quốc gia đối với người dân sinh sống ở khu vực giáp ranh.

Hay như tạp chí Constance của thành phố chỉ ra thì biên giới với Thụy Sĩ nằm ngay trong lòng thị trấn.

Mặc dù lực lượng quân đội trong Konstanz cũng được trang bị các thiết bị tối tân của quân đội Đức thời kỳ đó như radar quét tàu ngầm, ngư lôi bay… nhưng các vũ khí đã không cần sử dụng khi chính quyền thành phố đã nghĩ ra cách đơn giản hơn rất nhiều để giảm thiểu thương vong và thiệt hại.

Thành phố dùng chiến thuật ẩn vào nước khác, tránh bị tấn công trong Thế chiến - 3

 ​​​​​​​Trong khi nhiều thành phố hứng chịu hậu quả nặng nề từ cuộc chiến thảm khốc, Konstanz vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp cùng nhiều công trình kiến trúc quan trọng sau cuộc chiến.

Biên giới này phát huy công dụng hơn bao giờ hết khi trở thành vật ngụy trang hiệu quả cho cả thành phố, che mắt đối phương dễ dàng. Khi máy bay của quân Đồng minh bay qua Đức vào ban đêm để tìm kiếm mục tiêu tấn công, chính quyền thành phố Konstanz cho tắt toàn bộ các thiết bị đèn gần biên giới. Nhờ vậy, khi quan sát từ trên cao, thành phố sẽ trông giống một phần của đất nước Thụy Sĩ – một lãnh thổ trung lập.

Do đó, người dân Konstanz đã may mắn không phải hứng chịu các đợt tấn công của phe Đồng minh và tính mạng vẫn an toàn sau cuộc chiến.  

Cách thức này đã đánh lừa thành công các máy bay chiến đấu của kẻ địch. Một mục tiêu tấn công quan trọng của lực lượng quân Đồng minh đã bị bỏ qua một cách dễ dàng.

Thành phố dùng chiến thuật ẩn vào nước khác, tránh bị tấn công trong Thế chiến - 4

 ​​​​​​​Một con phố cổ nằm trong thành phố Konstanz (Đức) hiện nay.

Kết quả, sau khi chiến tranh kết thúc, cơ sở hạ tầng cùng nhiều công trình kiến trúc quan trọng trong thành phố vẫn ở trong tình trạng nguyên vẹn. Nhiều kiến trúc của Konstanz đến tận ngày nay hầu như không thay đổi qua nhiều thế kỷ.

Đến tận ngày nay, sự liên hệ mật thiết giữa hai thành phố vẫn tiếp tục duy trì dù những năm tháng chiến tranh lửa đạn đã lùi xa. Mối quan hệ về hợp tác thương mại giữa Đức và Thụy Sĩ và vùng giáp ranh giữa Konstanz và Kreuzlingen phát triển tốt đẹp chính là minh chứng rõ nhất.

Tàu bị đánh bom từ Thế chiến 2 nổi lên sau 75 năm

Con tàu dài 138m bị chìm trong một cuộc không kích của Nhật năm 1942.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo My Lê - The Vintage News ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN