Sudan giữa tơi bời lửa đạn, đại sứ EU bị tấn công

Giữa lúc tiếng bom đạn nổ rền vang, quân đội Sudan và lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự giao tranh trên đường phố, người dân ở thủ đô Khartoum và các thành phố khác phải ở trong nhà ba ngày qua.

Ông Volker Perthes, đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc (LHQ) tại Sudan, ngày 17-4 cho biết sau 3 ngày giao tranh chưa có dấu hiệu ngừng lại, ít nhất 185 người đã thiệt mạng, trong khi số người bị thương lên tới hơn 1.800.

Hiện chưa có thông tin chính thức nhưng con số thương vong thực tế có thể cao hơn nhiều. Theo ông Perthes, đó là vì tình hình xung đột gia tăng khiến lực lượng chức năng khó tiếp cận các khu vực xảy ra giao tranh để thống kê thiệt hại.

Cột khói lớn bốc lên tại thủ đô Khartoum trong đụng độ quân sự. Ảnh: Reuters

Cột khói lớn bốc lên tại thủ đô Khartoum trong đụng độ quân sự. Ảnh: Reuters

Đặc phái viên LHQ cho biết các cuộc giao tranh diễn ra tại các khu đông dân của thủ đô Khartoum. Trong những ngày qua, để nhắm mục tiêu vào đối phương, quân đội Sudan và Lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF) đã dùng xe tăng, pháo binh, máy bay chiến đấu, tên lửa và các loại vũ khí hạng nặng khác. Máy bay chiến đấu sà xuống trên đầu và hỏa lực phòng không thắp sáng bầu trời khi màn đêm buông xuống.

Ông Perthes còn nói thêm các cuộc giao tranh phá hủy nhiều nhà dân và bệnh viện, khiến nguồn cung y tế và thực phẩm tại thủ đô Khartoum bị thiếu hụt nghiêm trọng. Một số bệnh viện buộc phải đóng cửa.

Đài BBC dẫn lời Awadeya Mahmoud Koko ở phía Nam Khartoum cho biết: "Tiếng súng và pháo kích ở khắp mọi nơi". Ở trung tâm Khartoum, tiếng súng liên tục vang lên và khói bốc lên gần sở chỉ huy quân sự chính. Gần đó, ít nhất 88 sinh viên và nhân viên bị mắc kẹt trong thư viện của trường ĐH Khartoum kể từ khi bắt đầu giao tranh.

Khói bốc lên từ những chiếc máy bay đang bốc cháy bên trong sân bay Khartoum. Ảnh: Reuters

Khói bốc lên từ những chiếc máy bay đang bốc cháy bên trong sân bay Khartoum. Ảnh: Reuters

Giữa lúc giao tranh bùng phát khiến hàng trăm người thiệt mạng, Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Sudan bị tấn công tại nhà riêng ở thủ đô Khartoum vào ngày 17-4. Đại sứ EU tại Sudan hiện nay là Aidan O’Hara, 58 tuổi, người Ireland.

Theo Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Ireland Micheal Martin, Đại sứ O’Hara không bị thương nghiêm trọng, nhưng vụ tấn công đã "vi phạm trắng trợn nghĩa vụ bảo vệ các nhà ngoại giao theo Công ước Vienna"

Tương tự, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh EU Josep Borrell chỉ trích: "Vụ tấn công vi phạm nghiêm trọng Công ước Vienna. An ninh của cơ sở và nhân viên ngoại giao là trách nhiệm chính của chính quyền Sudan, cũng là nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế".

Trong nỗ lực kêu gọi các bên ngừng xung đột, Nhà Trắng ngày 17-4 kêu gọi quân đội và lực lượng bán quân sự ngừng bắn ngay lập tức, đồng thời cho biết các quan chức Mỹ đang liên lạc với các nhà lãnh đạo quân sự ở Sudan.

Trước đó, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres kêu gọi các bên tham chiến tại Sudan phải "ngay lập tức chấm dứt hành động thù địch", cảnh báo rằng việc leo thang xung đột có khả năng dẫn đến nguy cơ "tàn phá an ninh đất nước và khu vực".

Giao tranh bùng phát bất ngờ vào ngày 15-4 sau nhiều tuần căng thẳng giữa tướng Abdel Fattah al-Burhan (người đứng đầu chính quyền quân sự) và chỉ huy RSF Mohamed Hamdan Daglo do kế hoạch sáp nhập lực lượng này vào quân đội chính quy.

RSF muốn quá trình kéo dài 10 năm, trong khi quân đội muốn hoàn thành trong vòng hai năm. RSF được thành lập vào năm 2013, thuộc sự quản lý của Cơ quan An ninh và Tình báo Quốc gia Sudan.

Nguồn: [Link nguồn]

Hơn 200 người thương vong vì binh biến ở Sudan

Ít nhất 25 người đã thiệt mạng và 183 người khác bị thương trong các cuộc đụng độ hôm 15/4 giữa quân đội Sudan với Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF), kênh truyền hình El Sharq...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huệ Bình ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN