Sử dụng cùng loại vaccine nhưng vì sao tỷ lệ tử vong ở các nước lại khác nhau?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Hầu hết các nước phát triển đã triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19. Trong đó, dù nhiều nước sử dụng cùng loại vaccine nhưng tỷ lệ tử vong của mỗi nơi lại có sự khác biệt.

Công dụng của vaccine trong việc ngăn ngừa các triệu chứng nặng và nguy cơ tử vong do COVID-19 đã được chứng minh. Tuy nhiên, đợt bùng phát của biến thể Delta đã đặt ra một câu hỏi với về tỷ lệ tử vong khác biệt giữa các quốc gia dù cùng tiêm một loại vaccine.

Cụ thể, tại các nơi như Đức, Đan Mạch và Anh, số ca tử vong do COVID-19 đã giảm xuống còn khoảng 1/10 so với thời kỳ đỉnh dịch. Trong khi đó, tại các quốc gia khác như Mỹ, Israel và Hy Lạp tỷ lệ này dù giảm nhưng vẫn hơn 50% so với thời đạt đỉnh.

Bà Natalie Dean, phó Giáo sư ngành Thống kê sinh học Đại học Emory (Mỹ), cho biết: "Có rất nhiều yếu tố bên cạnh việc tiêm chủng góp phần vào sự chênh lệch giữa tỷ lệ tử vong tại các nơi. Ngay cả tại những nước có tỷ lệ tiêm chủng cao, chúng tôi nhận thấy biến thể Delta vẫn có khả năng gây ra sự gia tăng đột biến về số ca mắc mới".

Theo Straits Times, dưới đây là một số nguyên nhân tạo ra tỷ lệ tử vong khác biệt giữa các quốc gia:

Khoảng cách giữa các mũi tiêm

Những quốc gia có tỷ lệ tử vong thấp hơn có xu hướng kéo dài khoảng thời gian chờ đợi giữa 2 mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19. Cụ thể, vào tháng 12/2020, Anh đã đề xuất nên tiêm mũi vaccine thứ 2 AstraZeneca sau khoảng 12 tuần trong khi theo khuyến cáo, khoảng thời gian giữa 2 mũi tiêm là 8 tuần. Tuy nhiên, các chuyên gia đã nghiên cứu và nhận định việc tiêm 2 mũi vaccine AstraZeneca cách nhau 12 tuần đã làm tăng hiệu quả bảo vệ của vaccine.

Các nước có tỷ lệ tử vong thấp hơn thường kéo dài khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vaccine. Ảnh: Reuters

Các nước có tỷ lệ tử vong thấp hơn thường kéo dài khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vaccine. Ảnh: Reuters

Đức và Đan Mạch cũng áp dụng kế hoạch tiêm chủng tương tự. Trong đó, Đức cho phép tiêm 2 mũi vaccine AstraZeneca cách nhau 12 tuần. Còn tại Đan Mạch, khoảng cách giữa 2 mũi vaccine Pfizer là 6 tuần. 

Được biết, hiệu quả kết hợp của 2 mũi vaccine được cho là mạnh hơn nếu mũi tiêm thứ 2 được thực hiện sau khi hệ thống miễn dịch của cơ thể đã phản ứng hoàn toàn với mũi tiên đầu tiên, điều này có thể mất tới hơn 1 tháng.

Tiến sĩ Michael Osterholm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách về Bệnh Truyền nhiễm tại Đại học Minnesota (Mỹ), nhận định: "Đó là những phản ứng tự nhiên của hệ miễn dịch".

Chiến dịch tiêm chủng chậm và chắc 

Được phát hiện lần đầu tại Ấn Độ, biến thể Delta đã đã tàn phá đất nước đông dân thứ hai thế giới vào mùa xuân trước khi lây lan tới các nền kinh tế khác trên thế giới vào giữa năm nay. Sự xuất hiện của biến thể Delta được cho là đã "đảo ngược" thành tích chống dịch của một số quốc gia như Mỹ và Israel.

Trong đó, Mỹ và Israel từng khiến cả thế giới ghen tị với chiến dịch và tốc độ tiêm chủng nhanh chóng thời gian đầu. Tuy nhiên, Tiến sĩ Hitoshi Oshitani, nhà dịch tễ học bệnh truyền nhiễm tại Đại học Tohoku (Nhật Bản), cho rằng có thể "lá chắn" tiêm chủng của các quốc gia này đã dần suy yếu vào thời điểm biến thể Delta lây lan vì lượng kháng thể giảm theo thời gian. 

Cụ thể, Tiến sĩ Oshitani giải thích: "Bạn tiêm chủng càng sớm thì tỷ lệ ca mắc COVID-19 đột phá càng cao. Đây có lẽ là lý do tại sao Israel có tỷ lệ ca mắc và tử vong cao dù đã tiêm vaccine".

Ngược lại, các nước châu Âu có chiến dịch tiêm chủng chậm nhưng chắc hơn. Đến mùa xuân năm 2021, tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại châu Âu còn chưa cao và họ vẫn tiếp tục tiêm chủng cho người dân khi biến thể Delta xuất hiện.

Độ tuổi

Đan Mạch là một trong số những quốc gia châu Âu đầu tiên khống chế được sự bùng phát của dịch COVID-19. Kể từ khi nước này triển khai chiến dịch tiêm chủng vào mùa xuân, số ca bệnh và số ca tử vong đã không còn tăng nhanh. Hiện nay, Đan Mạch cũng đã dỡ bỏ các hạn chết phòng dịch COVID-19 trong nước. Tỷ lệ tử vong trung bình trong 7 ngày ở Đan Mạch trước đây chưa bao giờ vượt quá mốc 36% đã đã giảm xuống 9% so với thời đỉnh dịch sau khi chiến dịch tiêm chủng được triển khai.Các quan chức nước này cho biết họ đã tập chung tiêm chủng cho những người cao tuổi đầu tiên để giảm tỷ lệ tử vong. 

Miễn dịch tự nhiên

Sự bùng phát của biến thể Delta tại Nhật Bản thời gian qua đã đặt ra một vấn đề khác về khả năng miễn dịch tự nhiên của dân số trước dịch bệnh. Nhờ các biện pháp phòng dịch hiệu quả, nhiều quốc gia châu Á đã thành công trong việc kiểm soát các làn sóng dịch COVID-19 trước đó. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc các nước này sẽ dễ bị tổn thương bởi các biến thể mới dễ lây lan.

Các nước châu Á đã tránh được những làn sóng dịch COVID-19 trước biến thể Delta. Ảnh: EPA-EFE

Các nước châu Á đã tránh được những làn sóng dịch COVID-19 trước biến thể Delta. Ảnh: EPA-EFE

Mặt khác, những đợt bùng phát trước biến thể Delta đã giúp một số quốc gia được tiêm chủng cao có thể chống chọi tốt hơn với biến thể này. Các chuyên gia cho biết Nam Mỹ, một khu vực bị tàn phá bởi các biến thể Gamma và Lambda vào đầu năm nay, đã không chịu tác động nghiêm trọng của biến thể Delta do mức độ miễn dịch được hình thành từ những đột biến trước đó và vaccine hoạt động nhưng một loại thuốc tăng cường bảo vệ. 

Bên cạnh đó, một sự khác biệt nữa được xác định là hành vi của dân số. Cụ thể, Tiến sĩ Spencer Fox, phó giám đốc tại Đại học Texas, chỉ ra: "Khi những người chưa tiêm vaccine tại một quốc gia hành động như thường và những người chưa tiêm chủng ở một quốc gia khác vẫn thực hiện các biện pháp phòng bệnh, chúng ra sẽ thấy những xu hướng khác nhau".

Việc Mỹ phản đối các biện pháp phong toả và việc nhanh chóng mở cửa các hoạt động trong nửa đầu năm nay có thể đã góp phần khiến số người chết do biến thể Delta tại nước này cao hơn so với các nước châu Âu.

Nguồn: [Link nguồn]

Làm cách nào để phân biệt triệu chứng COVID-19 và phản ứng sau tiêm vaccine?

Một số phản ứng sau khi tiêm vaccine khá giống với triệu chứng của COVID-19, vậy cần dựa vào điểm nào để phân biệt?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Minh Hạnh (Theo Straits Times) ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN