Số phận những người đảo chính bất thành trên thế giới

Một khi đảo chính bất thành, những người chủ mưu thường không tránh khỏi những án phạt rất nặng do chính quyền đương thời đưa ra để răn đe.

Số phận những người đảo chính bất thành trên thế giới - 1

Những người tham gia đảo chính bất thành thường phải chịu án phạt rất nặng (Ảnh minh họa)

Trong những cuộc đảo chính bất thành trên thế giới, án phạt dành cho những người chủ mưu thường rất nặng, từ tù chung chân đến tử hình. Binh lính tham gia đảo chính cũng phải đối mặt với những án tù hàng chục năm, dù họ không có quyền quyết định hay lựa chọn. Dưới đây là cách xử sự đối với phe đảo chính thất bại ở một số nước trên thế giới.

Kenya năm 1985: Treo cổ

Tháng 8.1982, các sĩ quan của lực lượng không quân Kenya đã nổi dậy, chống lại chính phủ của Tổng thống Daniel arap Moi. Hơn 100 binh sĩ và 200 dân thường thiệt mạng. Cuộc đảo chính kéo dài 12 tiếng. Ngay sau cuộc đảo chính bất thành, đất nước cũng có nhiều thay đổi.

Cuộc đảo chính là lần cuối cùng Kenya treo cổ tội phạm. Những người âm mưu đảo chính Kenya thời đó, bao gồm 6 sĩ quan Kenya, là những người cuối cùng bị treo cổ tại nhà tù Kamiti Maximun vào năm 1985.

Số phận những người đảo chính bất thành trên thế giới - 2

6 sĩ quan đảo chính là những người cuối cùng bị treo cổ tại Kenya vào năm 1985

Gambia năm 2009: Tử hình

Năm 2009, nhóm 8 người đàn ông, trong đó có một chỉ huy quân đội đã tiến hành một cuộc đảo chính chống lại Tổng thống Yahya Jammeh của Gambia, một quốc gia châu Phi. Đến tháng 7 năm 2010, toàn bộ phe đảo chính đều bị kết án tử hình vì tội phản quốc.

Nhóm đảo chính đã mua vũ khí, đạn dược, trang thiết bị và lính đánh thuê từ Guinea để thực hiện đảo chính.

"Sau khi xem xét các bằng chứng về việc truy tố và quốc phòng, tôi kết luận tất cả những người này có tội và theo đó, tuyên án tử hình", Thẩm phán Emmanuel Amadi nói với hãng tin AFP.

Số phận những người đảo chính bất thành trên thế giới - 3

Tổng thống Yahya Jammeh của Gambia rất mạnh tay với phe đảo chính (Ảnh: AP)

Trong số 8 người bị tử hình do âm mưu đảo chính, có cựu chỉ huy quân đội Langtombong Tamba, cựu giám đốc tình báo Lamin Bo Badjie và cựu phó cảnh sát trưởng Modou Gaye.

Đây không phải là lần đầu tiên phe đảo chính nổi dậy phản đối Tổng thống Gambia. Vài người đã bị kết án nhiều năm tù hồi năm 2006 vì tội danh tương tự.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) năm 2013: 15 năm tù

Hơn 65 người đã bị cáo buộc âm mưu đảo chính Hồi giáo ở Ả Rập Saudi hồi năm 2013. Họ bị kết án nhiều năm tù, có người lên tới 15 năm tù. Trong số đó, có giáo viên, luật sư và họ hàng của một trong những người cai trị của UAE.

8 người nhận án tù 15 năm. Những người còn lại nhận án tù 10 năm, trong đó có Sheikh Sultan bin Kayed al-Qasimi, người đứng đầu nhóm al-Islah (tạm dịch là Cải cách). Ông là anh em họ của nhà vua Ras al-Khaimah, một trong 7 tiểu vương quốc của UAE.

Số phận những người đảo chính bất thành trên thế giới - 4

Cuộc sống về đêm ở Dubai, UAE (Ảnh: AP)

Ít nhất 26 trong số các bị cáo được tuyên bố trắng án.

Sau vụ xét xử, các nhóm nhân quyền đã cáo buộc UAE dùng bạo lực và lạm dụng 94 bị cáo, tuy nhiên các nhà chức trách bác bỏ điều này, tiếp tục bắt giữ thêm các nhóm bị nghi ngờ liên kết với các mạng lưới Hồi giáo đảo chính.

Burundi năm 2015: Tù chung thân

Tháng 5.2016, tòa án tối cao của Burundi, một quốc gia ở châu Phi, kết án tù chung thân 21 sĩ quan quân đội tham gia một âm mưu đảo chính bất thành vào tháng 5 năm 2015.

Trước đó, vào tháng 1.2016, tòa kết án 30 năm tù cho 9 sĩ quan và 5 năm tù cho 8 người khác. 7 người được tuyên bố trắng án. Tuy nhiên, đến phiên xử tháng 5, tòa quyết định kết án chung thân những kẻ chủ mưu chính, bao gồm tướng Cyrille Ndayirukiye.

Số phận những người đảo chính bất thành trên thế giới - 5

Một cảnh sát ở Burundi (Ảnh: Reuters)

Burundi bước vào một cuộc khủng hoảng từ tháng 4 năm 2015 khi Tổng thống Pierre Nkurunziza tiếp tục nắm giữ nhiệm kỳ thứ 3, gây nhiều tranh cãi. Người dân xuống phố biểu tình khắp nơi, giết người xảy ra thường xuyên và bạo lực âm ỉ ở quốc gia này. Hàng trăm người đã thiệt mạng và khoảng hơn 200.000 người đã rời Burundi kể từ đó.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trà My - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN