Robot đầu tiên được cấp quyền công dân: Xã hội sẽ ra sao?

Sự kiện: Bí ẩn khoa học

Một robot tên Sophia mới được Ả Rập Saudi cấp quyền công dân, dấy lên những tranh cãi về tính hợp pháp và vấn đề nhân quyền.

Robot đầu tiên được cấp quyền công dân: Xã hội sẽ ra sao? - 1

Sophia là robot đầu tiên trên thế giới được cấp quyền công dân.

Tờ Conversasion mới đây đã đăng tải nhận định của giáo sư Hussein Abbass đến từ Đại học New South Wales, Úc về vấn đề này. Ông Abbass là chuyên gia trong lĩnh vực tự động hóa và trí tuệ nhân tạo.

Giáo sư Abbass cho rằng, nhân loại chưa sẵn sàng cho làn sóng robot được cấp quyền công dân. Bởi con người chuẩn chuẩn bị giải quyết những vấn đề liên quan đến xã hội, đạo đức và cả sự tin tưởng vào công nghệ chế tạo robot.

Sophia là robot được phát triển bởi một công ty công nghệ có trụ sở ở Hong Kong. Robot này có khuôn mặt của phụ nữ với khả năng biểu cảm và nói tiếng Anh.

Sophia được chính quyền Ả Rập Saudi cấp quyền công dân trong sự kiện công bố dự án xây dựng siêu thành phố 500 tỷ USD, được hỗ trợ bởi robot và nguồn năng lượng tái tạo.

Giáo sư Abbass nhận định, vấn đề đầu tiên mà con người phải đối mặt là việc quyền công dân vốn chỉ được cấp cho một thực thể duy nhất,

Robot đầu tiên được cấp quyền công dân: Xã hội sẽ ra sao? - 2

Robot Sophia thắt dây an toàn khi ngồi trên xe.

Mỗi người đều có dấu hiệu riêng để chứng minh sự khác biệt với bất kỳ một người nào khác. Danh tính của con người được nhận diện bởi khuôn mặt, mống mắt và dấu vân tay.

Nhưng Sophia thì khác, chưa có gì đảm bảo khả năng nhận diện robot này nếu như nhà sản xuất chế tạo một phiên bản khác giống hệt. Nếu như nhà sản xuất can thiệp thì tất cả vẫn dừng lại ở việc nhận dạng phần cứng, chứ không phải là một thực thể riêng biệt, theo giáo sư Abbass.

Vấn đề thứ hai là nhân quyền, Sophia xuất hiện trên sân khấu một mình, không phải quấn hijab (khăn trùm đầu), đeo mạng che mặt hay mặc bất kỳ trang phục truyền thống nào của người Hồi giáo.

Điều này trái ngược với những quyền lợi của người phụ nữ Ả Rập Saudi, vốn phải đeo mạng che mặt và khômg được ra ngoài đường mà không có nam giới đi kèm.

Robot đầu tiên được cấp quyền công dân: Xã hội sẽ ra sao? - 3

Sophia dấy lên những tranh cãi nảy lửa về quyền lợi của robot.

Trong trường hợp khác, cảnh sát nhìn thấy Sophia và một phụ nữ bị tấn công. Liệu người cảnh sát đó sẽ cứu mạng ai bởi Sophia cũng là một công dân thực thụ, với quyền được bảo vệ tương tự như những người khác.

Cuối cùng, vấn đề gây tranh cãi khác là mối quan hệ tình cảm và khả năng “sinh đẻ” của robot đầu tiên được cấp quyền công dân.

Với tư cách là công dân Ả Rạp Saudi, Sophia có quyền được “cưới” hay “sinh đẻ”. Cách thức có thể tương tự việc tạo ra phiên bản robot giống hệt bằng công nghệ in 3D.

Nếu ngày càng nhiều robot như Sophia được cấp quyền công dân, robot có quyền được “sinh đẻ” bằng cách tự nhân bản. Nếu chính quyền các nước không kiểm soát quá trình này, robot nhân bản thành cấp số nhân sớm muộn cũng sẽ vượt quá dân số của một quốc gia.

Giáo sư Abbass kết luận, xã hội loài người đang đối mặt với sự thay đổi bởi robot giờ đây cũng bắt đầu được cấp quyền công dân. Các quy định pháp luật của mỗi quốc gia cũng phải thay đổi để theo kịp xu thế mới.

Robot đầu tiên trên thế giới được cấp quyền công dân

Robot đời mới có ngoại hình giống hệt người thật và sử dụng trí tuệ nhân tạo để giúp ích con người.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - The Conversation ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN