Quốc gia chống Covid-19 "lạ đời" nhất châu Âu: Chính thức giã từ miễn dịch cộng đồng

Chống dịch “một mình một kiểu” giữa trời Âu, quốc gia này cuối cùng đã chấm dứt chiến lược miễn dịch cộng đồng trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát ngày càng tồi tệ.

Kể từ khi dịch Covid-19 quét qua châu Âu, Thụy Điển đã khiến dư luận quốc tế nghi ngờ vì cách chống dịch “ngược dòng”. Nước này không áp dụng các biện pháp mạnh tay để phòng chống dịch bệnh mà chủ yếu dựa vào ý thức tự giác của người dân.

Tuy nhiên, chiến lược miễn dịch cộng đồng của Thụy Điển đã kết thúc. Chính phủ nước này quyết định áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt nhằm phòng chống dịch bệnh với một loạt hạn chế: Cấm tụ tập đông người, quán bar bị hạn chế hoạt động, hạn chế phục vụ đồ uống, các trường học đóng cửa…

Trước khi những quy định mới được áp dụng, chính phủ Thụy Điển đã bị chỉ trích vì “chơi một canh bạc bằng mạng người”.

Hồi tháng 3, khi dịch Covid-19 bằng đầu bùng phát mạnh ở châu Âu, Thụy Điển không bắt buộc đeo khẩu trang, các hàng quán vẫn mở cửa như bình thường, người dân thoải mái tụ họp, vui chơi và đi du lịch.

Chỉ một thời gian ngắn sau đó, Thụy Điển ghi nhận trung bình 700 ca tử vong/một triệu dân. Các bệnh viện lâm vào tình trạng quá tải vì bệnh nhân Covid-19 tăng theo cấp số nhân. Nhiều viện dưỡng lão không còn bóng người vì Covid-19 tấn công.

Một bệnh viện dã chiến nhỏ được dựng tại Thụy Điển trong dịch Covid-19 (ảnh: NY Times)

Một bệnh viện dã chiến nhỏ được dựng tại Thụy Điển trong dịch Covid-19 (ảnh: NY Times)

Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven đã “cầu xin” người dân hủy hết cuộc gặp không cần thiết và cấm tụ tập quá 8 người.

“Đây là chuẩn mực an toàn xã hội mới. Chúng ta đừng đi tập gym, đừng đến thư viện, đừng tổ chức tiệc tùng nữa. Hãy hủy hết đi. Đây là điều cần làm để kìm hãm Covid-19 lây lan”, ông Lofven phát biểu.

Các trường trung học ở Thụy Điển đã đóng của từ ngày 7.12. Các rạp chiếu phim, địa điểm giải trí khác đều bị tạm dừng hoạt động.

“Thụy Điển đi ngược lại chiến lược chống dịch của cả châu Âu. Giờ chúng tôi đang phải chịu nhiều hậu quả kể từ làn sóng lây lan đầu tiên. Tôi không hiểu vì sao giới chức lại chủ quan như vậy”, Piotr Nowak – chuyên gia y tế tại bệnh viện Đại học Karolinska ở Stockholm – nhận xét.

“Miễn dịch cộng đồng với Covid-19 vẫn là điều bí ẩn và khó hiểu”, Anders Tegnell – người đứng sau chiến dịch miễn dịch cộng đồng của Thụy Điển – nói.

Trước đó, ông Tegnell từng nói rằng Thụy Điển có thể đạt được miễn dịch cộng đồng trước mùa đông năm nay.

Tuần trước, số ca tử vong do Covid-19 ở Thụy Điển đã vượt quá 7.000. Trong khi đó, số người tử vong trong dịch bệnh ở các nước láng giềng Thụy Điển như Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy lần lượt là 878, 415 và 354.

Lần đầu tiên kể từ Thế chiến II, các nước Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy đã đóng cửa biên giới với Thụy Điển.

Hành khách chật cứng trong một toa tàu điện ngầm ở Thụy Điển, hầu như không có ai đeo khẩu trang (ảnh: New York Post)

Hành khách chật cứng trong một toa tàu điện ngầm ở Thụy Điển, hầu như không có ai đeo khẩu trang (ảnh: New York Post)

“Chúng tôi không muốn gọi Thụy Điển là ‘cừu đen’, nhưng rõ ràng họ là một con cừu khác biệt”, Vivikka Richt, phát ngôn viên Bộ Y tế Phần Lan, nhận xét.

“Cừu đen” là từ ám chỉ một số người kỳ quặc hoặc đáng chê trách trong một tập thể.

Chiến lược chống dịch khác người của Thụy Điển cũng không mang lại lợi ích kinh tế như mong muốn.

Nửa đầu năm 2020, GDP Thụy Điển giảm 8,5%, tỷ lệ thất nghiệp dự kiến tăng lên gần 10% vào đầu năm 2021. Một loạt nhà hàng, khách sạn ở nước này vừa nhận lệnh tạm dừng kinh doanh.

“Điều này còn tồi tệ hơn một lệnh phong tỏa. Họ bắt chúng tôi đóng cửa nhưng không cung cấp bất kỳ khoản hỗ trợ đáng kể nào”, Jonas Hamlund – chủ một chuỗi nhà hàng ở thành phố Sundsvall, Thụy Điển – bức xúc.

Nguồn: [Link nguồn]

Thụy Điển trữ khẩu trang, ”quay đầu” trong dịch Covid-19

Nhiều hiệu thuốc Thụy Điển cho biết nhu cầu mua khẩu trang tại nước này đang tăng vọt trước khả năng thay đổi chính...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam - Wall Street Journal, New York Post ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN