Những con vật có "vai vế" trong quân đội Mỹ Thế chiến I

Thời Thế chiến I, quân đội Mỹ "tuyển dụng" động vật đủ loại từ chim chóc cho tới bò sát ở nhiều cấp bậc khác nhau.

Những con vật có "vai vế" trong quân đội Mỹ Thế chiến I - 1

Cục Lưu trữ Quốc gia Mỹ còn nhiều bức ảnh chụp quân nhân và các con vật họ giữ bên mình. Vào thời kỳ chiến tranh ác liệt, động vật là điều duy nhất giúp bình ổn tâm lý, làm những người lính bớt cô đơn.

Những con vật không chỉ đóng vai trò làm bạn mà cũng tham gia vào các hoạt động của quân đội. Phổ biến nhất là bồ câu đưa tin vì khả năng nhớ đường và bay cao hơn tầm bắn.

Cher Ami là con bồ câu đưa tin cứu được 194 binh sĩ. Năm 1918, một toán quân Mỹ mắc kẹt giữa vòng vây quân Đức. Sau khi 2 con bồ câu khác mang thư cầu cứu bị bắn hạ, Cher Ami là con cuối cùng. Tuy đưa thông điệp tới nơi, Cher Ami bị quân Đức nhìn thấy lúc quay về. Bay giữa làn đạn và bị bắn, nhưng Cher Ami vẫn cố gắng bay hơn 40km chỉ trong nửa tiếng, dù đã mù một mắt và mất chân phải.

Y sĩ quân đội đã cứu sống Cher Ami và gắn cho nó một chân giả khác bằng gỗ. Sau khi hồi phục, chú chim được coi là anh hùng lên thuyền về Mỹ, thậm chí được cả tướng John J. Pershing nổi tiếng tại chiến trường châu Âu đích thân tới tiễn. 

Những con vật có "vai vế" trong quân đội Mỹ Thế chiến I - 2
John Bull, con chó trong lực lượng không quân Mỹ về nước sau khi tham chiến tại Anh.

Chú chó Stubby tham gia tới 17 trận chiến trong 18 tháng. Stubby báo động quân đoàn khi đánh hơi được khí gas độc, nhưng cũng bị ảnh hưởng sức khỏe nên đã được trang bị mặt nạ phòng độc riêng. Ngoài ra, nó còn tìm kiếm những người bị thương, bắt được một lính tình báo phát xít Đức.

Với thính giác gấp hàng trăm lần con người, nó dễ dàng nghe thấy tiếng động của vũ khí từ xa và cảnh báo cho binh sĩ để ứng phó. Khi từ chiến trường trở về, Stubby trở nên nổi tiếng và xuất hiện ở trang nhất các tờ báo. 

Tuy nhiên, không phải số phận con vật nào cũng được trải hoa hồng. Riêng trong Thế chiến II, gần 8 triệu con ngựa đã chết. Một số biến thành thức ăn hay bị lột da. Nhiều con bồ câu hay chim ưng cũng dễ bị bắn chết khi bay ở tầm thấp. Vì lý do này, các quan chức quân đội nhiều nước đã tìm cách cải thiện việc bảo vệ động vật trong chiến tranh.

Những con vật có "vai vế" trong quân đội Mỹ Thế chiến I - 3
Những con vật có "vai vế" trong quân đội Mỹ Thế chiến I - 4
Động vật trong chiến tranh rất đa dạng 

Ban đầu, quân đội đào tạo và đưa thêm chuyên gia về ngựa để chăm sóc chúng. Tiếp theo là chính phủ Anh quyết định rằng việc giết, làm bồ câu bị thương hay để chúng còi cọc cũng cấu thành tội.

Sau khi chiến tranh kết thúc, những con vật này được tôn vinh vì cống hiến của chúng. Riêng Cher Ami và Stubby được coi là anh hùng. Xác chúng được nhồi bông và trưng bày trong bảo tàng Lịch sử Quốc gia Mỹ tại Washington.

Những con vật có "vai vế" trong quân đội Mỹ Thế chiến I - 5

Những con vật có "vai vế" trong quân đội Mỹ Thế chiến I - 6
Bồ câu Cher Ami được nhồi bông và chó Stubby. 

Những con vật có "vai vế" trong quân đội Mỹ Thế chiến I - 7
Con dê của Company K đào tạo có đồng nghiệp là khỉ, gấu.

Những con vật có "vai vế" trong quân đội Mỹ Thế chiến I - 8
Hai con sư tử Whiskey và Soda

Những con vật có "vai vế" trong quân đội Mỹ Thế chiến I - 9
Con cá sấu đặc biệt cùng một quân nhân tại Florida

Những con vật có "vai vế" trong quân đội Mỹ Thế chiến I - 10
Chồn hôi cùng một lính Mỹ tại trại Carlstrom, Florida

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mẫn Di - AtlasObscura ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN