Nhà máy thủy điện Tam Hiệp chạy hết công suất trong lũ lụt lịch sử

Nhà máy thủy điện Tam Hiệp trên sông Dương Tử đang hoạt động hết công suất khi mực nước tại hồ chứa đập Tam Hiệp tiếp tục dâng cao do lũ lụt lịch sử.

Đập Tam Hiệp - đập thủy điện lớn nhất hành tinh ở Trung Quốc. Ảnh: Weibo

Đập Tam Hiệp - đập thủy điện lớn nhất hành tinh ở Trung Quốc. Ảnh: Weibo

Tân Hoa xã hôm 17/7 dẫn thông tin từ tập đoàn Tam Hiệp, chịu trách nhiệm quản lý đập thủy điện lớn nhất hành tinh - đập Tam Hiệp, cho biết, nhà máy thủy điện Tam Hiệp đang hoạt động hết công suất và cho ra 22,5 triệu kW điện.

Tập đoàn Tam Hiệp còn cho biết, đập thủy điện Tam Hiệp bắt đầu chạy hết công suất kể từ 8h ngày 15/7

Tính tới 8h sáng 16/7, hồ chứa đập Tam Hiệp ghi nhận lượng nước chảy là 31.000 m3/s và mực nước chạm mốc 155,55 mét.

Theo Tân Hoa xã, tình hình dọc sông Dương Tử trở nên tồi tệ kể từ khi đập Tam Hiệp ghi nhận đợt lũ đầu tiên trong năm vào ngày 2/7. Vùng thượng nguồn sông Dương Tử được dự báo sẽ có đợt lũ mới trong những ngày tới.

Giới chức địa phương cho biết mực nước ở 33 con sông đã đạt mức cao kỷ lục và mưa lớn tiếp tục trút xuống các khu vực dọc sông Dương Tử. Trung Quốc có ít nhất 141 người tử vong hoặc mất tích trong đợt mưa lũ lịch sử.

Khi Trung Quốc đang phải đối mặt với mùa lũ nghiêm trọng nhất trong hơn 3 thập kỷ gần đây, vai trò của đập thủy điện lớn nhất hành tinh - được xây với mục đích "chế ngự" sông Dương Tử - đã gây ra tranh cãi lớn.

Trong bối cảnh lượng mưa lớn nhất được ghi nhận, chính phủ Trung Quốc tuyên bố đập Tam Hiệp giúp giảm các đỉnh lũ, giảm thiểu thiệt hại kinh tế, số người chết cũng như số người phải sơ tán khẩn cấp.

Tuy nhiên, những người chỉ trích nói rằng mực nước cao lịch sử tại sông Dương Tử và các hồ lớn cho thấy đập Tam Hiệp không hoàn thành đúng mục tiêu mà nó được kỳ vọng sẽ làm tốt.

Ngập lụt nghiêm trọng tại Trung Quốc sau những cơn mưa lớn kéo dài hơn một tháng kể từ tháng 6/2020. Ảnh: The Times

Ngập lụt nghiêm trọng tại Trung Quốc sau những cơn mưa lớn kéo dài hơn một tháng kể từ tháng 6/2020. Ảnh: The Times

"Một trong những mục tiêu chính của đập Tam Hiệp là kiểm soát lũ lụt nhưng gần 20 năm sau khi xây dựng, Trung Quốc vẫn ghi nhận mực nước lũ cao nhất trong lịch sử. Thực tế, con đập không thể ngăn chặn được những trận lũ lớn cỡ này",  David Shankman, một nhà địa lý học chuyên nghiên cứu về lũ lụt Trung Quốc tại Đại học Alabama (Mỹ), nhận định.

Ye Jianchun, Thứ trưởng Bộ Thủy lợi Trung Quốc, hôm 13/7 cho biết việc "lên kế hoạch chi tiết" về xả nước từ các hồ chứa, đặc biệt là hồ chứa đập Tam Hiệp, đã có hiệu quả trong quá trình kiểm soát lũ lụt năm nay.

Theo ông Ye, 64,7 tỷ m3 nước lũ đã được chứa trong 2.297 hồ chứa, bao gồm 2,9 tỷ m3 nước tại hồ chứa đập Tam Hiệp.

Tập đoàn Tam Hiệp cho biết, việc xả nước ở hạ lưu đã giảm một nửa kể từ ngày 6/7, "cho thấy hiệu quả trong việc giảm tốc độ và mức độ của mực nước đang dâng cao ở trung và hạ lưu sông Dương Tử".

Tuy nhiên, một phần của sông Dương Tử, các nhánh sông và hồ lớn của con sông này như hồ Động Đình hay Bà Dương vẫn ghi nhận mực nước cao kỷ lục. 

Nguồn: [Link nguồn]

Ảnh vệ tinh tiết lộ hoạt động bất ngờ của đập thủy điện lớn nhất hành tinh ở TQ?

Căn cứ vào ảnh chụp vệ tinh, một cựu tướng quân đội Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc đã xả lũ tại đập Tam Hiệp, đập...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Thái - Tân Hoa xã ([Tên nguồn])
Đập Tam Hiệp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN