Nếu sống thêm 10 năm, Gia Cát Lượng có diệt được Tào Ngụy, phục hưng nhà Hán?

Vai trò của Gia Cát Lượng đối với Thục Hán là điều không thể bàn cãi. Nhưng trong bối cảnh các chiến dịch Bắc phạt liên tiếp thất bại, nếu Gia Cát Lượng sống thêm được 10 năm nữa, liệu ông có thể xoay chuyển tình hình?

Hình ảnh nhân vật Gia Cát Lượng trên phim truyền hình Trung Quốc.

Hình ảnh nhân vật Gia Cát Lượng trên phim truyền hình Trung Quốc.

Gia Cát Lượng là nhà quân sự, nhà chính trị nổi tiếng thời Tam quốc. Ông có công lao to lớn và giữ vị trí quan trọng trong việc xây dựng nhà Thục Hán.

Thời đại Tam quốc ở Trung Hoa đã qua cả nghìn năm nhưng danh tiếng của Khổng Minh Gia Cát Lượng vẫn được lưu truyền đến tận ngày nay.

Nhờ tài mưu lược, Gia Cát Lượng đã giúp nước Thục ngày một lớn mạnh, tạo ra cục diện chân vạc, ngang tầm với Đông Ngô và Tào Ngụy. Hậu thế thường lấy hình tượng Gia Cát Lượng để đại điện cho trí tuệ và sự trung nghĩa.

Cuối thời nhà Hán, hoạn quan làm loạn, tiếp sau đó là Đổng Trác lũng đoạn triều chính và cuối cùng là quần hùng tranh bá, phân chia cát cứ. Cục diện như vậy cứ thế kéo dài triền miên, các thế lực thôn tính lẫn nhau, cuối cùng hình thành nên thế chân vạc – Tam quốc đỉnh lập.

Nhờ có sự giúp sức của Gia Cát Lượng, Lưu Bị đã vượt qua các chư hầu khác để nắm giữ thế lực riêng. Song, đáng tiếc là Lưu Bị vì cái chết của Quan Vũ mà nóng vội thảo phạt Đông Ngô, cuối cùng thất bại thảm hại rồi qua đời.

Trước khi chết, Lưu Bị đích thân phó thác tương lai của nước Thục cho Gia Cát Lượng tại thành Bạch Đế.

Hình ảnh Lưu Bị (ở giữa) phó thác con trai là Lưu Thiền (bên trái) cho Gia Cát Lượng (bên phải) trên phim truyền hình Trung Quốc.

Hình ảnh Lưu Bị (ở giữa) phó thác con trai là Lưu Thiền (bên trái) cho Gia Cát Lượng (bên phải) trên phim truyền hình Trung Quốc.

Nhận sự giao phó của Lưu Bị, việc đầu tiên Gia Cát Lượng làm chính là khôi phục lại mối liên minh đã rạn nứt với Đông Ngô. Sau đó, ông tiến hành chính sách cai trị tích cực, tu bổ lại nguyên khí quốc gia.

Dưới sự quản lý của Gia Cát Lượng, Thục Hán khôi phục lại cảnh bình yên, thịnh vượng. Sau vài năm củng cố, nội lực của nước Thục đã được phục hồi. Lúc bấy giờ Gia Cát Lượng đã đưa ra một quyết sách trọng đại nhất trong đời ông, đó là Bắc phạt.

Năm 228 sau công nguyên, Gia Cát Lượng thống lĩnh mười vạn đại quân xuất phát từ Thành Đô, khí thế cuồn cuộn tiến về phương Bắc, thảo phạt Tào Ngụy.

Bắt đầu từ giây phút đó, Gia Cát Lượng chính thức bước lên con đường Bắc phạt lần thứ nhất.

Trong lần Bắc phạt này, vì quân Tào Ngụy chưa kịp chuẩn bị nên giai đoạn đầu gặp thất bại liên tiếp. Nhưng đến khi Thục quân trấn thủ tại Nhai Đình, vì sai lầm của người chỉ huy là Mã Tốc mà Nhai Đình thất thủ, lần Bắc phạt thứ nhất vì thế rơi vào thất bại.

Sau này, Gia Cát Lượng cũng nhiều lần đưa quân Bắc phạt nhưng kết cục vẫn là trở về trong thất bại.

Nhiều năm liên tục dẫn quân Bắc phạt đã khiến Gia Cát Lượng lao lực, kiệt sức mà qua đời, hưởng thọ 53 tuổi. Ông qua đời đã khiến nhà Thục mất đi khả năng chống đỡ, cuối cùng bị nhà Ngụy thôn tính.

Hình ảnh nhân vật Gia Cát Lượng trên phim truyền hình Trung Quốc.

Hình ảnh nhân vật Gia Cát Lượng trên phim truyền hình Trung Quốc.

Cái chết của Gia Cát Lượng là một tổn thất quá lớn đối với nước Thục khi ấy. Có người đã đặt ra câu hỏi, nếu Khổng Minh tiên sinh sống thêm mười năm nữa, liệu ông có thể Bắc phạt thành công và phục hưng Hán thất?

Theo Sohu, đáp án là không.

Nguyên nhân thực ra rất đơn giản, bởi vì thực lực giữa hai bên chênh lệch quá nhiều. Bất kể là về dân số, tài nguyên hay diện tích lãnh thổ, Thục Hán đều chẳng có được bất cứ lợi thế gì.

Hơn thế nữa, trong thời gian Gia Cát Lượng Bắc phạt nhiều năm, tài lực nhà Thục đã ngày một trống rỗng. Đây cũng chính là lý do mà trong những lần Bắc phạt, Gia Cát Lượng đều muốn đánh nhanh thắng nhanh.

Trang QQ còn cho biết thêm, tướng của Tào Ngụy là Đặng Ngải sau khi đánh chiếm được Thành Đô – thủ phủ của Thục Hán – đã dẫn quân vào hoàng cung của Lưu Thiện.

Tại đây, binh lính Tào Ngụy đã tìm thấy một tài liệu ghi chép chi tiết về dân số của nước Thục. Sau khi Đặng Ngải xem qua, ông liền phán đoán rằng cho dù Gia Cát Lượng có sống lâu hơn đi chăng nữa cũng không thể cứu vãn được nước Thục.

Bởi lẽ tài liệu ghi chép đó đã cho thấy sự mất cân bằng nghiêm trọng giữa lực lượng quan lại, binh lính và dân thường của nước Thục.

Cả đất nước chỉ có gần một triệu dân nhưng lại phải nuôi dưỡng đến mấy trăm nghìn binh sĩ và quan lại. Chỉ riêng việc này, e rằng dù Gia Cát Lượng có còn sống cũng không thể khắc phục được.

Hình ảnh các binh sĩ chiến đấu trên chiến trường trong phim truyền hình Trung Quốc.

Hình ảnh các binh sĩ chiến đấu trên chiến trường trong phim truyền hình Trung Quốc.

Trong khi đó, nhà Ngụy thời điểm ấy hơn 13 triệu người với vài trăm nghìn binh sĩ, đất đai rộng lớn, tiềm lực chung đều rất mạnh. Tiềm lực của Thục Hán và Tào Ngụy khác nhau quá nhiều, nên dù Gia Cát Lượng có sống thêm được 10 năm cũng không thể giúp nước Thục đánh bại Tào Ngụy, phục hưng Hán Thất.

Theo nhận định của QQ, với nội lực quá yếu như vậy, Thục Hán nếu không bị Đặng Ngải đánh bại thì cũng sẽ có ngày bị người khác thôn tính. Trong thời đại quần hùng tranh bá, cá lớn chỉ chờ để nuốt cá bé, việc Thục Hán diệt vong chỉ là chuyện sớm muộn mà thôi.

Nguồn: [Link nguồn]

Nếu Tần Thủy Hoàng không chết sớm, lịch sử Trung Quốc sẽ phải viết lại thế nào?

Sự nghiệp thống nhất Trung Quốc của Tần Thủy Hoàng khiến quá nhiều người phải chết và chính ông cũng bị ám ảnh bởi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Tường Khánh (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN