Mỹ hé lộ các công nghệ mới để đối phó chiến tranh tương lai

Sự kiện: Tin tức Mỹ

Quân đội Mỹ có công nghệ mới để đáp ứng với những khuynh hướng chiến tranh đã từng được mô tả trước đây trong khu vực. Tác giả Jason Sherman, là một phóng viên điều tra an ninh quốc gia với hơn 25 năm kinh nghiệm phổ quát về Lầu Năm Góc, ngân sách quân sự, mua sắm hệ thống vũ khí và hoạch định chính sách quốc phòng… Ông đã tác nghiệp ở hơn 40 nước trên thế giới.

Hoạt động đa miền

Tháng 11-2021, Bộ Tư lệnh tương lai lục quân Mỹ (AFC) đã tổ chức một thử nghiệm hiện đại hóa quy mô lớn gọi là Dự án Hội tụ 21. Sự kiện trọng đại này được tổ chức ở tiểu bang Arizona, phô bày hơn 100 công nghệ mới, tất cả đều nhắm mục đích thúc đẩy ý tưởng về cách chiến đấu mới ra đời.

Cảnh tác chiến giả định của Dự án Hội tụ 21 mà Lục quân Mỹ đã triển khai trong một thử nghiệm quy mô lớn ở tiểu bang Arizona. Ảnh nguồn: The National Interest

Cảnh tác chiến giả định của Dự án Hội tụ 21 mà Lục quân Mỹ đã triển khai trong một thử nghiệm quy mô lớn ở tiểu bang Arizona. Ảnh nguồn: The National Interest

Giống như một ứng dụng chia sẻ chuyến đi kết hợp dữ liệu về vị trí, khoảng cách và thời gian đi lại nhằm xác định kết quả phù hợp nhất cho một người lái xe hoặc hành khách cụ thể, JADC2 nhắm mục tiêu tập hợp tất cả tình báo quân sự, trinh sát và giám sát trong một đám mây dữ liệu, rồi dùng AI và thuật toán để khớp nối với loại vũ khí tốt nhất triệt hạ mục tiêu cụ thể. 

Việc này sẽ hợp nhất Lục quân, Hải quân, Không quân và Thủy quân lục chiến thành một lực lượng chiến đấu duy nhất, trong đó bất kỳ cảm biến nào cũng có thể kết nối với bất kỳ xạ thủ nào. Chẳng hạn như, nếu thiết bị radar gắn trên chiến cơ F-16 phát hiện mục tiêu địch thì JADC2 sẽ điều khiển tàu ngầm đang hoạt động ở địa điểm gần nhất để khai hỏa tên lửa hành trình tấn công đất liền, thì phép tính đó có thể thực hiện trong khoảng thời gian gần như thực.

Ý tưởng ở đây là JADC2 có thể giải quyết thách thức đó bằng cách giúp các lực lượng Mỹ và đồng minh thực hiện những cuộc tấn công đồng thời trên nhiều miền, bao gồm mặt đất, biển, hàng không, vũ trụ, không gian mạng và chiến tranh điện tử. 

Quân đoàn drone và siêu pháo

Đầu tháng 2-2022, Lầu Năm Góc đã hé lộ những ưu tiên mới nhằm thúc đẩy sự đổi mới trong 14 lĩnh vực công nghệ then chốt. Trong số đó nhấn mạnh đến AI và tự chủ bởi vì khoa học và nghiên cứu trong những hạng mục này là rất cần thiết nhằm hỗ trợ các hệ thống vũ khí chiến đấu trên lãnh thổ được phòng ngự tốt: quân đoàn máy bay không người lái (drone).

Tướng James McConville, tham mưu trưởng của Lục quân Hoa Kỳ. Ảnh nguồn: Wikipedia

Tướng James McConville, tham mưu trưởng của Lục quân Hoa Kỳ. Ảnh nguồn: Wikipedia

“Nhằm xâm nhập vào những môi trường được bảo vệ và tranh chấp cao chẳng hạn như việc quân đội Mỹ đang đối mặt với các thách thức chiến đấu từ đối phương, Washington D.C., sẽ cần một bộ công nghệ cụ thể” dẫn lời bà Heidi Shyu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ về nghiên cứu về kỹ thuật. Bà Shyu giải thích: “Để thâm nhập vào những nơi đó, chúng tôi cần sử dụng quân đoàn drone, vấn đề chính là Mỹ cần AI và quyền tự chủ đáng tin cậy, hoạt động không cần GPS (hệ thống xác định vị trí)”.

Bà Shyu đề cập tới sự kết hợp AI và kỹ thuật nhằm tự động hóa các hạm đội máy bay máy, phương tiện mặt đất cả tàu nổi và tàu ngầm. Nếu tất cả máy móc này cùng thực hiện đa nhiệm với rất ít sự can thiệp của con người (ngay cả trong môi trường mà các công cụ định vị vệ tinh không hoạt động) thì khi đó chúng có thể tiến hành nhiều sứ mạng như tình báo, do thám và trinh sát, tấn công mục tiêu. Lầu Năm Góc đã mô tả khả năng triển khai quân đoàn drone siêu nhỏ được in 3D từ máy bay, giúp phi công lái chiến cơ tránh rủi ro khi bay tiếp cận lãnh thổ đối thủ.

Đầu tháng 1-2022, lục quân Mỹ cho công bố kế hoạch bắn thử nguyên mẫu siêu pháo vào năm 2024. Khẩu pháo tầm xa này được hình dung là có thể bắn trúng mục tiêu ở cách xa 1.000 dặm, tầm bắn vượt xa 25 dặm của pháo binh ngày nay. Hiện quân đội Mỹ đang lên kế hoạch trang bị một số loại tên lửa tầm xa vào năm tới 2023. Ý tưởng của các nhà lãnh đạo quân sự cấp cao Mỹ là dùng siêu pháo cùng lúc với Vũ khí siêu thanh tầm xa mới được chế tạo, một hệ thống phóng tên lửa từ xe tải đạt tốc độ siêu thanh.

Sự kết hợp này có thể chọc thủng hàng rào phòng không tinh vi và dày đặc của đối phương, tạo cơ hội đột phá cho các lực lượng Mỹ. Ước tính mỗi phát bắn tên lửa siêu thanh tầm xa tốn 106 triệu USD. Năm 2020, Quốc hội Mỹ đã chỉ định Viện Hàn lâm khoa học, kỹ thuật và y học Mỹ tiến hành đánh giá độc lập về năng lực chiến đấu của siêu pháo.

Dù kết quả chưa được công bố, nhưng một số nhân vật “máu mặt” của Bộ Quốc phòng cho rằng họ rất lạc quan. Chuẩn tướng John Rafferty, Giám đốc phát triển pháo và tên lửa tầm xa mới của AFC, khẳng định: “Đây là khoản đầu tư duy nhất để tìm kiếm bất kỳ thứ gì đó nhằm khiến cho nhiệm vụ này mang tính hợp lý hơn”.

Nguồn: [Link nguồn]

Khó lôi kéo đồng minh đối phó TQ, Mỹ có thể tái vũ trang cho Nhật Bản?

Trong bối cảnh không có đồng minh nào ở châu Á – Thái Bình Dương sẵn sàng cho Mỹ đặt tên lửa đạn đạo tầm trung, Washington có thể sẽ phải chuyển sang phương án tái vũ trang...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Thanh Hải ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN