Liệu EU có kết nạp Ukraine trong lúc nước này đang có chiến tranh với Nga?

Việc Tổng thống Zelensky gửi đơn đăng ký gia nhập EU rất được chú ý trong bối cảnh Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine. Liệu EU có kết nạp Ukraine trong lúc nước này đang trong chiến tranh với Nga?

Theo tờ The Hill, lãnh đạo các nước EU đã bắt đầu thảo luận về đơn đăng ký gia nhập của Ukraine, Georgia và Moldova. Động thái này rất được chú ý trong bối cảnh Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine. Ba nước này đều là các nước láng giềng của Nga, từng là các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây.

Các thủ tướng các nước Moldova (trái), Ukraine (thứ hai từ trái sang)và Georgia (phải) trong cuộc gặp với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 30-11-2021. Ảnh: EPA-EFE

Các thủ tướng các nước Moldova (trái), Ukraine (thứ hai từ trái sang)và Georgia (phải) trong cuộc gặp với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 30-11-2021. Ảnh: EPA-EFE

Mở rộng thành viên từ lâu là một phần công cụ chính sách đối ngoại của EU, đặc biệt ở Trung và Đông Âu cũng như vùng Balkan. Ukraine – và cả Georgia và Moldova là ba trong số sáu quốc gia mà EU phân loại là láng giềng theo cái gọi là sáng kiến “Đối tác phương Đông”. Trong nhiều năm, EU tập trung thúc đẩy các nước này dần dần áp dụng các cải cách dân chủ và luật pháp nhằm đưa các nước này đến gần hơn với khối.

Trong số các nước này, hoàn cảnh của Ukraine là chưa có tiền lệ. Nếu EU chấp nhận đơn đăng ký của Ukraine, đây sẽ được coi là một động thái đoàn kết và là một thông điệp gửi tới Ukraine cũng như Nga rằng EU có cam kết lâu dài cho mối quan hệ chặt chẽ hơn với Ukraine. Và với việc Đức bỏ qua các đường lối chính thống về an ninh-quốc phòng kéo dài hàng thập niên và hỗ trợ Ukraine đối phó Nga, khả năng EU chấp nhận đơn đăng ký của Ukraine là điều có thể nghĩ đến.

Theo Tổng thống Ukraine – ông Volodymyr Zelensky, bối cảnh xung đột hiện tại với Nga là "thời điểm quan trọng để khép lại quá trình thảo luận lâu dài một lần và mãi mãi và quyết định về tư cách thành viên của Ukraine".

Tuy nhiên theo giới quan sát, việc Ukraine đang trong cuộc chiến với Nga lại là một điều gây bất lợi cho nỗ lực gia nhập EU. Nhiều nước EU như Đức, Hà Lan lo ngại rằng nếu khối kết nạp Ukraine trong khi xung đột vẫn còn diễn biến căng thẳng thì EU sẽ trở thành một bên xung đột với Nga, như được quy định theo điều khoản phòng thủ chung của Hiệp ước Lisbon. Theo Bloomberg, các quốc gia Tây Âu muốn tập trung vào việc cung cấp sự hỗ trợ thực tế cho Ukraine và chấm dứt xung đột ở nước này thay vì bắt đầu một quá trình có thể kéo dài ít nhất cả thập niên.

Theo nhiều nhà ngoại giao, Ukraine có thể mất nhiều thời gian nửa mới được gia nhập EU. Song trong thời gian này EU vẫn sẽ viện trợ tài chính, hỗ trợ nhân đạo, thậm chí cả vũ khí cho Ukraine. EU đã cung cấp khoản vay hỗ trợ tài chính trị giá 1,2 tỉ euro cho Ukraine và số lượng vũ khí trị giá 500 triệu euro, cùng với một loạt biện pháp trừng phạt bao gồm các biện pháp nhằm vào các cá nhân và thực thể của Nga, lệnh cấm giao dịch với Ngân hàng Trung ương Nga và lệnh cấm máy bay của Nga vào không phận EU. 

Nguồn: [Link nguồn]

Nga lên tiếng về việc bình thường hóa quan hệ với phương Tây

Moscow tuyên bố sẽ chờ xem "các nước phương Tây làm cách nào để thoát khỏi ngõ cụt mà chính họ tạo ra". 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo ĐĂNG KHOA ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN