Khối Tây Phi cảnh báo Nga về Wagner

Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS) cho biết, Nga sẽ phải chịu trách nhiệm nếu tập đoàn lính đánh thuê Wagner có các vi phạm liên quan đến vụ đảo chính ở Niger hoặc gây ra sự tàn phá trong khu vực. Ngược lại, Moscow cũng cảnh báo khối Tây Phi về chuyện can thiệp quân sự vào Niger.

Người biểu tình ủng hộ chính quyền quân sự ở Niger tập trung bên ngoài một căn cứ quân sự Pháp ở ngoại ô thủ đô Niamey, Niger. Ảnh: Reuters

Người biểu tình ủng hộ chính quyền quân sự ở Niger tập trung bên ngoài một căn cứ quân sự Pháp ở ngoại ô thủ đô Niamey, Niger. Ảnh: Reuters

Trong cuộc phỏng vấn trên tờ Sunrise Daily (Nigeria) ngày 11/8, ông Abdel-Fatau Musah, Ủy viên phụ trách các vấn đề chính trị, hòa bình và an ninh của ECOWAS, cảnh báo Moscow về khả năng tập đoàn Wagner hiện diện ở Niger. 

Ông Musah lưu ý rằng, Wagner đã và đang hiện diện ở một quốc Tây Phi khác.

"Tập đoàn Wagner đang hiện diện ở Mali. Chính phủ Mali nói rằng đây là một thỏa thuận giữa họ và Nga", ông Musah nói. "Chúng tôi muốn tin lời họ. Nếu Wagner có bất kỳ hành động vi phạm nhân quyền hoặc tàn phá khu vực Tây Phi, chúng tôi sẽ buộc một số quốc gia phải chịu trách nhiệm về điều đó". 

Khi được hỏi liệu có đang ám chỉ tới Nga, vị quan chức của ECOWAS nhấn mạnh: "Chính là Nga. Chúng tôi sẽ buộc Moscow phải chịu trách nhiệm về mặt ngoại giao". 

Ông Musah cho rằng, các tập đoàn quân sự tư nhân đã là một phần của bối cảnh xung đột ở châu Phi trong nhiều năm. 

"Các tập đoàn quân sự tư nhân đã hiện diện ở Sierra Leone. Họ cũng có liên quan tới cuộc nội chiến ở Liberia. Trong các cuộc xung đột gần đây, các tập đoàn quân sự tư nhân cũng được trọng dụng. Mỹ cũng từng sử dụng các tập đoàn quân sự tư nhân ở Iraq và Afghanistan. Những gì chúng ta thấy là các tập đoàn quân sự tư nhân không được chấp nhận ở châu Phi dù thực tế họ đã hiện diện ở đây. Chúng tôi sẽ quy trách nhiệm cho quốc gia mà các tập đoàn đánh thuê này có xuất xứ từ đó nếu họ gây ra bất kỳ hành vi vi phạm nào", vị quan chức của ECOWAS nói. 

Ông Musah còn tuyên bố rằng không muốn các tập đoàn quân sự tư nhân can thiệp vào xung đột trong khu vực Tây Phi vì "biết hậu quả từ sự can thiệp đó". 

Cũng trong ngày 11/8, Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo ECOWAS không nên can thiệp quân sự vào Niger.

"Chúng tôi cho rằng một giải pháp quân sự với cuộc khủng hoảng ở Niger có thể dẫn đến một cuộc đối đầu kéo dài ở quốc gia Tây Phi này và gây bất ổn nghiêm trọng cho tình hình ở toàn bộ vùng Sahel", Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố. 

Guardian ngày 12/8 dẫn tin từ truyền thông Pháp cho hay, ECOWAS đã đình chỉ một cuộc họp quân sự quan trọng về cuộc khủng hoảng ở Niger, một ngày sau khi nói rằng sẽ tập hợp lực lượng "thường trực" trong nỗ lực khôi phục chính quyền dân sự ở Niger. 

Cụ thể, Tham mưu trưởng các quốc gia thành viên của ECOWAS dự kiến tham gia một cuộc họp ngày 12/8 tại thủ đô Accra của Ghana, theo các nguồn tin quân sự ở khu vực Tây Phi. Tuy nhiên, sau đó, các nguồn tin này nói rằng cuộc họp bị đình chỉ vô thời hạn "vì lý do kỹ thuật". 

Các nguồn tin cho biết, cuộc họp ban đầu được thiết lập để thông báo cho giới lãnh đạo ECOWAS về "các lựa chọn tốt nhất" để kích hoạt và triển khai lực lượng "thường trực" của khối.

Việc hủy bỏ cuộc họp của ECOWAS được đưa ra khi hàng nghìn người biểu tình ủng hộ đảo chính tập trung gần một căn cứ quân sự của Pháp ở Niger ngày 11/8. Đám đông biểu tình liên tục hô vang: "Đả đảo Pháp, đả đảo ECOWAS".

Theo hãng tin AP, căng thẳng đang leo thang ở Tây Phi giữa chính quyền quân sự mới ở Niger và ECOWAS khi 2 phía không chịu nhượng bộ. Khối Tây Phi ngày 10/8 đã quyết định sẽ triển khai một lực lượng "thường trực" nhằm khôi phục trật tự hiến pháp ở Niger. 

Vài giờ trước đó, 2 quan chức phương Tây nói với hãng tin AP rằng chính quyền quân sự Niger tuyên bố có thể giết Tổng thống bị phế truất Bazoum nếu ECOWAS can thiệp quân sự để khôi phục chức vụ của ông này.  

Chưa rõ thời gian, địa điểm ECOWAS sẽ triển khai lực lượng "thường trực" và thông tin về việc tính mạng của ông Bazoum sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quyết định can thiệp quân sự của khối Tây Phi. Một số chuyên gia về xung đột cho biết, lực lượng thường trực của ECOWAS có thể bao gồm khoảng 5.000 quân do Nigeria chỉ huy và sẽ sẵn sàng trong vài tuần.

Nguồn: [Link nguồn]

Đảo chính nối tiếp đảo chính ở Tây Phi, vì sao?

Hai cuộc đảo chính gần nhất ở khu vực Tây Phi, tại Niger vào ngày 26/7/2023 và Burkina Faso vào ngày 24/1/2022, đã làm dấy lên lo ngại về các cuộc đảo chính "đang quay lại"...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Vanguard, AP, Guardian ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN