Điều xảy ra với hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc sau khi có đập Tam Hiệp

Mới chỉ mùa đông năm ngoái, người dân Trung Quốc đau xót chứng kiến hồ nước ngọt lớn nhất cạn khô đáy, đến mùa mưa  năm nay, Trung Quốc thông báo mực nước hồ Bà Dương đã đạt kỷ lục chưa từng được ghi nhận ở thời hiện đại.

Hồ Bà Dương cạn khô vao thời điểm tháng 12.2019.

Hồ Bà Dương cạn khô vao thời điểm tháng 12.2019.

Tháng 12.2019, người dân sống ở quanh hồ Bà Dương - hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc đau xót khi nhìn thấy cảnh hồ cạn trơ đáy. Người dân khi đó nói thẳng với truyền thông Trung Quốc rằng việc đập Tam Hiệp tích nước là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc hồ Bà Dương cạn khô.

Sau khi lội qua bãi bồi, ngư dân 36 tuổi Fan Xinde bắt đầu nhặt những đồng xu gần 100 năm tuổi từ lòng hồ Bà Dương, theo Reuters. Khi những người dân ở đây trốn chạy khỏi quân đội Nhật cách đây 80 năm, họ đã gom những đồng xu để vào trong các hộp nhỏ và để lên những chiếc bè chảy xuôi dòng nước. Rất nhiều hộp tiền xu đã chìm xuống đáy hồ Bà Dương.

Ở thời điểm tháng 12.2019, hồ Bà Dương đã cạn trơ đáy, có nguy cơ trở thành đồng cỏ. Người dân địa phương có thể dùng xe đạp, xe máy di chuyển một cách tự do ở đáy hồ. Nhiều người đi thu gom những đồng xu cổ bán lấy tiền.

Công trình 1.000 năm tuổi nổi lên ở giữa hồ Bà Dương.

Công trình 1.000 năm tuổi nổi lên ở giữa hồ Bà Dương.

Zheng Yingsheng, một ngư dân 59 tuổi, nói với Reuters: "Đập Tam Hiệp chặn đứng mọi nguồn nước. Mùa đông nào cũng cạn nước, nhưng năm nay hạn hán đã nghiêm trọng chưa từng thấy”.

Ngoài ra,  David Shankman, một giáo sư tại Đại học Alabama, người nghiên cứu về hồ Bà Dương, nói rằng nạn khai thác cát cũng là nguyên nhân khiến hồ cạn khô. “Nguồn nước của hồ phụ thuộc vào đập Tam Hiệp, nhưng nước còn lại trong hồ cũng thoát đi rất nhanh do hoạt động khai thác cát, giáo sư Shankman khi đó nói.

Chính quyền Trung Quốc đã tuyên bố áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá ở hồ Bà Dương để khôi phục lại hệ sinh thái. Lệnh cấm có hiệu lực từ năm 2021 và kéo dài trong 10 năm.

Người dân Trung Quốc từng đổ xô đi nhặt đồng xu cổ ở hồ Bà Dương.

Người dân Trung Quốc từng đổ xô đi nhặt đồng xu cổ ở hồ Bà Dương.

Sau khoảng 6 tháng, hồ Bà Dương vừa cạn khô đến nay đã ghi nhận mực nước dâng cao kỷ lục. Vào tối ngày 11.7, mực nước ghi nhận tại trạm thủy văn Xingzi ở hồ Bà Dương đã vượt qua mức 22,52 mét, cao hơn mức đỉnh trong trận lũ năm 1998.

Hồ Bà Dương nằm ở hạ lưu sông Dương Tử, nguồn nước trực tiếp chịu ảnh hưởng từ đập Tam Hiệp – đập thủy điện lớn nhất hành tinh. Đập Tam Hiệp đã liên tục xả lũ kể từ cuối tháng 6 và cho đến ngày 9.7 mới chấm dứt.

Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN) mô tả đập Tam Hiệp đã xả lũ thấp hơn tốc độ lũ tràn về ở thượng lưu sông Dương Tử, từ đó giúp “kiểm soát lũ một cách tốt hơn ở vùng hạ lưu”.

Tình hình ngập lụt ở huyện Bà Dương, tỉnh Giang Tây hết sức nghiêm trọng.

Tình hình ngập lụt ở huyện Bà Dương, tỉnh Giang Tây hết sức nghiêm trọng.

Tuy nhiên, tình hình ở huyện Bà Dương cũng như hồ Bà Dương, tỉnh Giang Tây, lại trở nên hết sức bi đát. Ngày 11.7, giới chức tỉnh Giang Tây nâng mức ứng phó khẩn cấp nhằm kiểm soát lũ trong tỉnh từ mức 2 lên mức 1, mức cao nhất trong hệ thống ứng phó khẩn cấp.

Mưa lũ đã gây ngập nặng ở huyện Bà Dương, khiến nhiều người bị mắc kẹt. Tối 8.7, một đoạn đê dài 50 m trong huyện này bị vỡ, khiến 9.000 người phải sơ tán và hơn 10 km2 đất nông nghiệp bị ngập. Một đoạn phim do CGTN phát cho thấy ngày 9.7 toàn bộ khu vực có đê vỡ chìm trong nước lũ.

Hồ Bà Dương là hồ nước ngọt có diện tích lớn gấp đôi thành phố London, Anh. Hồ thuộc tỉnh Giang Tây, dài 173km và rộng 74km. Vào mùa mưa, diện tích mặt hồ lên đến 4.000km2.

Nguồn: [Link nguồn]

Trung Quốc: Tỉnh vỡ 14 đê tuyên bố trạng thái thời chiến

Tỉnh Giang Tây, miền đông Trung Quốc, phải tuyên bố trạng thái thời chiến và mức độ ứng phó khẩn cấp cao nhất trước...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Đập Tam Hiệp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN