Hai loại vũ khí Nga có thể "chặn đứng" một cuộc chiến hạt nhân

Sự kiện: Quan hệ Nga - Mỹ

Hai loại vũ khí của Nga đó là ngư lôi Poseidon và tên lửa Sarmat của Nga có khả năng tiêu diệt Mỹ, khiến cuộc chiến hạt nhân trở nên vô nghĩa và cứu người Mỹ khỏi cái chết.

Hai loại vũ khí Nga có thể "chặn đứng" một cuộc chiến hạt nhân - 1

Tên lửa Sarmat của Nga

Nhận định trên được ông Konstantin Sivkov, Tiến sĩ Khoa học Quân sự, Giám đốc Viện Hàn lâm Địa Chính trị đưa ra trong bài viết trên Tạp chí “Người đưa tin quân sự”.

Trong bài viết cho Tạp chí “Người đưa tin quân sự”, chuyên gia Konstantin Sivkov cho rằng việc tạo ra vũ khí đối trọng có khả năng ngăn chặn kẻ xâm lược "ở giai đoạn kế hoạch" là quan điểm hòa bình.

"Những vũ khí như thế cứu mạng sống của người dân ở tất cả các nước có thể trở thành chiến trường của Chiến tranh Thế giới thứ ba, kể cả trong thế giới phương Tây. Hiện nay, Nga đang ngăn chặn cuộc chiến hạt nhân, và cứu người dân Mỹ khỏi những hy sinh khổng lồ không thể tránh khỏi trong trường hợp thậm chí là một cuộc tấn công trả đũa hạn chế", ông Sivkov cho biết.

Ngoài ra, ông Sivkov lưu ý rằng hiện nay những đồn đoán về Chiến tranh Thế giới thứ ba và ý định Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) cho thấy chính Washington đang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh hạt nhân.

Hai loại vũ khí Nga có thể "chặn đứng" một cuộc chiến hạt nhân - 2

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo

Trước đó, Mỹ đã ra một “tối hậu thư” với Nga rằng Washington sẽ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), một hiệp ước thời Chiến tranh Lạnh nhằm hạn chế vũ khí hạt nhân tầm trung, nếu Moscow không tuân thủ thỏa thuận này trở lại trong vòng 60 ngày.

Phát biểu họp báo sau hội nghị ngoại trưởng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nêu rõ: "Ngày hôm nay, Mỹ tuyên bố Nga vi phạm hiệp ước và trong vòng 60 ngày chúng tôi sẽ chấm dứt nghĩa vụ của mình đối với hiệp ước như một biện pháp khắc phục trừ khi Nga trở lại tuân thủ một cách hoàn toàn và có thể kiểm chứng".

Theo Ngoại trưởng Pompeo, Nga đã phát triển "nhiều tiểu đoàn tên lửa SSC-8", hay còn được biết đến là tên lửa hành trình tầm trung với tên gọi Novator 9M729. Ông khẳng định, "tầm bắn của tên lửa khiến chúng trở thành một mối đe dọa trực tiếp với châu Âu".

Hai loại vũ khí Nga có thể "chặn đứng" một cuộc chiến hạt nhân - 3

Ngư lôi Poseidon của Nga

Trong khi đó, Đại diện cấp cao về An ninh và Đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini ngày 5/12 đã kêu gọi Nga và Mỹ cứu vãn Hiệp ước INF, sau khi Washington ra tối hậu thư 60 ngày cho Moscow.

"Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) đã bảo đảm hòa bình và an ninh trên lãnh thổ châu Âu trong suốt 30 năm qua. Hiệp ước này phải được thực thi đầy đủ. Vì vậy, tôi hy vọng các bên có thể sử dụng thời gian một cách sáng suốt tại cuộc họp này để tìm cách duy trì hiệp ước và đạt được sự thực thi đầy đủ. Chúng tôi chắc chắn sẽ đóng vai trò để đảm bảo điều này xảy ra". bà Mogherini nêu rõ khi tới Brussels hội đàm với các ngoại trưởng NATO.

Ngoài ra, bà Mogherini còn cảnh báo rằng châu Âu không muốn một lần nữa trở thành một chiến trường cho các cường quốc toàn cầu, như đã từng xảy ra thời Chiến tranh Lạnh.

7 loại vũ khí Nga khiến kẻ thù phải “run sợ” trên chiến trường

Mặc dù các nước phương Tây đều chỉ trích những thất bại của Nga khi đã đặt ra yêu cầu quá cao và ngân sách quá thấp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trí Đức - Lược dịch ([Tên nguồn])
Quan hệ Nga - Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN