Đại mỹ nhân "gieo họa" khiến triều đại hùng mạnh ở Trung Hoa suy vong

Một trong tứ đại mỹ nhân trong lịch sử Trung Quốc có cuộc đời đầy bi kịch, đến nay vẫn không rõ buộc phải tự sát hay đã sống an nhàn đến già ở nơi rất xa.

Hình tượng nhân vật Dương quý phi do Phạm Băng Băng vào vai.

Hình tượng nhân vật Dương quý phi do Phạm Băng Băng vào vai.

Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, có các mỹ nhân tài sắc luôn trở thành đề tài bàn tán sôi nổi, có người gây họa sụp đổ cả một triều đại, có người lại giúp kiến tạo nền hòa bình lâu dài. Loạt bài dài kỳ này sẽ kể lại câu chuyện xoay quanh các mỹ nhân như vậy.

Vào những năm 740, khi châu Âu còn đang trong thời kỳ đen tối, có một người phụ nữ xinh đẹp tuyệt trần ở phía bên kia Trái đất sống trong cảnh vương giả không thể tưởng tượng nổi. Mỹ nữ này có một chiếc vương miện bằng lá vàng, có bộ trang phục dát vàng, do 700 nghệ nhân kỳ công làm ra.

Cô gái đó được gọi là Dương quý phi, là một trong 4 tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc, là người góp phần không nhỏ khiến triều đại nhà Đường đang trong “thời kỳ vàng son” bắt đầu tuột dốc không phanh.

Dương quý phi có công hay tội trong lịch sử đến nay vẫn là điều gây tranh cãi ở Trung Quốc. Có ý kiến cho rằng, Dương quý phi chỉ là một cô gái ngây thơ, vì vẻ đẹp khó ai sánh bằng mà bị người đời chỉ trích. Có ý kiến lại nói cô là kẻ suy đồi, gieo mầm họa cho nhà Đường. Một ý kiến khác cho rằng, cô là một hình tượng của tình yêu cam chịu, với cái chết bi thảm được biết đến trên khắp Trung Quốc.

Từ con dâu lọt vào mắt xanh hoàng đế

Tên thật của cô là Dương Ngọc Hoàn, sinh ra ở Tứ Xuyên vào năm 719, dưới thời nhà Đường. Dương Ngọc Hoàn tính tình ra sao đến nay vẫn là điều bí ẩn. Vì những ghi chép trong sử sách nhà Đường do người thời bấy giờ viết lại, chứ bản thân cô không được lên tiếng.

Dương Ngọc Hoàn xuất hiện trong lịch sử Trung Hoa vào năm 733, khi cô được gả cho Thọ vương Lý Mạo, con trai hoàng đế Đường Huyền Tông. Cô sinh ra trong gia đình có gia thế, cha là quan nhất phẩm triều đình.

Trong 20 năm cầm quyền, Đường Huyền Tông Lý Long Cơ được coi là nhà lãnh đạo siêng năng và tài ba. Mọi chuyện đảo lộn khi Đường Huyền Tông gặp con dâu mới cưới. 

Sử sách nhà Đường chép rằng, Huyền Tông đã dàn xếp để Dương Ngọc Hoàn đến tắm suối nước nóng ở cung điện Hoa Thanh (vốn chỉ dành cho hoàng đế, người thân cận và các thành viên hoàng tộc).

Nhìn thấy Dương Ngọc Hoàn đứng lên trên suối nước nóng với “khuôn mặt ướt át và hai má ửng hồng”, Đường Huyền Tông lập tức bị mê hoặc.

Không lâu sau, Huyền Tông dàn xếp để Dương Ngọc Hoàn trở thành đạo cô, khuyên con trai lấy người khác, với lý do cần có người ngày ngày làm lễ cầu an cho Võ Huệ phi, ái phi mới qua đời.

Đường Huyền Tông đã bất chấp mọi cách chiếm hữu bằng được Dương quý phi.

Đường Huyền Tông đã bất chấp mọi cách chiếm hữu bằng được Dương quý phi.

5 năm sau, khi mọi chuyện lắng xuống, Đường Huyền Tông ra chiếu phong Dương Ngọc Hoàn làm quý phi, trên danh nghĩa trở thành mẹ của Thọ vương Lý Mạo.

Năm đó, Đường Huyền Tông 61 tuổi còn Dương quý phi chưa đến 30 tuổi. Theo sử sách nhà Đường, vẻ đẹp của Dương quý phi khác biệt so với thời này. Cô không phải người mảnh mai, thậm chí có phần mập mạp, nhưng có thể “làm tan chảy trái tim người khác bằng nụ cười quyến rũ”.

Hậu cung của Đường Huyền Tông khi đó có vô vàn mỹ nữ, nhưng Dương quý phi được coi là người đẹp nhất.

Dương quý phi ở trong cung khá an nhàn, hàng ngày chỉ ca múa và hát cho Huyền Tông nghe. Tương truyền rằng, hoàng đế rất thích xem Dương quý phi múa ở cung Hoa Thanh, thưởng thức rượu Tứ Xuyên. Mỗi lần như vậy, hoàng đế vui vẻ đến sáng, thường than phiền rằng đêm quá ngắn, mặt trời ló rạng lúc nào không hay.

Mỹ nhân gieo mầm họa khôn lường

Hoàng đế say đắm Dương Quý phi, chiều chuộng hết mực, bất kể tốn bao nhiêu vạn lạng bạc trong quốc khố. Dương quý phi rất thích vải ngon, chỉ có ở phía nam. Huyền Tông sai người đem về bằng được, dù đường xa phải thay người ngựa liên tục để hoa quả luôn tươi mới.

Dương quý phi được sủng ái, đâm ra kiêu ngạo. Năm 750 và 754, từng hai lần cãi nhau với hoàng đế, bỏ về nhà mẹ đẻ. Hai lần như vậy, Huyền Tông vì thương nhớ mà cho triệu về, là điều hiếm thấy trong lịch sử Trung Hoa.

Vì chuyện này mà Dương quý phi ngày càng tự tin, nghĩ rằng mình là người không thể thay thế.

Năm 747, một tướng nhà Đường là người tộc Đột Quyết, tên An Lộc Sơn được tham gia thiết triều. Lộc Sơn nhanh chóng trở nên thân thiết với Dương quý phi, gọi là mẹ nuôi, dù hơn quý phi tới 16 tuổi.

Tương truyền rằng hai người có quan hệ nam nữ vì Lộc Sơn có vẻ ngoài rắn rỏi, cường tráng. Có lần, Dương quý phi và An Lộc Sơn còn tắm chung với nhau. Ở thời điểm đó, Lộc Sơn chỉ huy đội quân lên tới 200.000 người, nhưng vẫn trung thành với nhà Đường.

Nhân vật Dương quý phi do Phạm Băng Băng vào vai nhận được nhiều phản hồi tích cực.

Nhân vật Dương quý phi do Phạm Băng Băng vào vai nhận được nhiều phản hồi tích cực.

An Lộc Sơn ban đầu không có ý làm phản, nhưng ngày càng mâu thuẫn gay gắt với thừa tướng Dương Quốc Trung, người giữ chức cao trong triều nhờ là anh họ của Dương quý phi. Dương Quốc Trung từ khi nắm quyền đã độc bá triều chính, tham nhũng, kéo bè kết phái, chèn ép các đại thần khác. Đường Huyền Tông quá mê đắm Dương quý phi nên để mặc Dương Quốc Trung muốn làm gì thì làm.

Đỉnh điểm là việc Dương Quốc Trung kiếm cớ gây sự với An Lộc Sơn. Một lần nọ, Dương Quốc Trung sai người tới bao vây phủ An Lộc Sơn, cáo buộc Lộc Sơn mưu phản.

Biết rằng ra đòn trước là cách duy nhất để bảo toàn mạng sống, An Lộc Sơn phát động binh biến năm 755, đem quân đánh tới tận thành Trường An, tự xưng mình là hoàng đế.

Trong 8 năm, Lộc Sơn đưa nhà Đường từ thời huy hoàng trở nên hỗn loạn, người chết không xuể. Ước tính một phần ba dân số nhà Đường đã chết vì biến loạn (nhà Đường khi đó có 50 triệu dân).

Năm 756, Đường Huyền Tông phải rời kinh thành sơ tán, đem theo cả Dương quý phi. Tướng lĩnh trung thành với hoàng đế quay sang căm ghét nhà họ Dương, sát hại thừa tướng Dương Quốc Trung.

Về số phận của Dương quý phi, có nhiều thông tin trái triều. Dân gian thời Đường truyền rằng, Dương Ngọc Hoàn không hề bị giết mà được Đường Huyền Tông phái người đưa sang Nhật Bản và sống đến cuối đời ở đó.

Ở thời điểm đó, nhà Đường được coi là trung tâm văn hóa trong khu vực, người Nhật Bản từ lâu đã cử sinh viên sang theo học, lĩnh hội tinh hoa văn hóa. Hai nước có giao thiệp một cách sâu rộng.

Vào thế kỷ 20, các nhà khảo cổ Trung Quốc khai quật mộ Dương quý phi, sửng sốt khi không phát hiện bất kì bộ hài cốt nào, chỉ có quần áo cũ.

Tại Nhật Bản, Dương Quý phi có thể đã được Thiên hoàng đón tiếp trọng thể. Trong văn hóa Nhật Bản, Dương Quý phi rất được tôn sùng. Dương quý phi thậm chí còn có đền thờ ở Nhật.

Một luồng ý kiến khác cho rằng, Dương quý phi bị buộc phải thắt cổ chết. Thi thể chôn dọc đường một cách vội vàng vì biến loạn, sau này không tìm được hài cốt, nên Đường Huyền Tông cho xây mộ trống.

____________________

Một trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa là người có cuộc đời hết sức éo le, phải sống một mình ở nơi đất khách quê người. Mời độc giả đón đọc bài dài kỳ 2 xuất bản 19h ngày 30.1 để hiểu rõ hơn về nhân vật này.

Nguồn: [Link nguồn]

Mỹ nhân đẹp nghiêng nước nghiêng thành, khiến 6 vị hoàng đế phải mê mẩn

Cuộc đời Tiêu hoàng hậu đã trải qua biết bao thăng trầm, sóng gió, là người phụ nữ duy nhất khiến trái tim của 6 vị...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Chuyện cung đình Trung Hoa Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN