Ở nơi đầu tiên phải phong tỏa vì Covid-19 ở Mỹ

Cư dân ở vùng phong tỏa tại thị trấn New Rochelle, phía bắc thành phố New York bắt đầu cảm thấy cuộc sống thay đổi chóng mặt.

“Đó là cảm giác xen lẫn giữa căng thẳng và buồn chán”, Eli Epstein, 66 tuổi, nói. “Chúng tôi bị cô lập hoàn toàn, không thể tiếp xúc với người thân ở xa, bạn bè. Chúng tôi mắc kẹt ở nhà”.

Từ ngày 12.3, nơi ổ dịch bùng phát ở New Rochelle, trải dài trong phạm vi bán kính 1,6km, sẽ bị phong tỏa. Toàn bộ trường học, những nơi tập trung đông người ở thị trấn sẽ bị đóng cửa, Thống đốc bang New York, Andrew Cuomo thông báo từ đầu tuần.

Vệ binh Quốc gia nhận trách nhiệm thực thi lệnh phong tỏa, dọn dẹp khu vực và đưa thực phẩm đến cho những người bị cách ly tại nhà. Với những cư dân không nằm trong diện cách ly, ông Coumo nói người dân được phép đi lại bình thường trong khu phong tỏa.

“Nhưng không được phép tụ tập đông người, bởi đó là nguồn lây nhiễm virus”, ông Coumo giải thích.

Cảnh tượng vắng vẻ không một bóng người ở thị trấn New Rochelle, bang New York ngày 11.3.

Cảnh tượng vắng vẻ không một bóng người ở thị trấn New Rochelle, bang New York ngày 11.3.

Đối với Epstein, ở nhà có nghĩa là “chỉ xem TV và TV”. Ông nói mình xem bản tin trên truyền hình nhiều hơn bao giờ hết.

“Tôi chưa gặp ai khác trong những ngày qua trừ vợ, Thật khó khăn khi biết rằng điều này sẽ còn kéo dài”, Epstein nói. “Dĩ nhiên là tôi yêu vợ mình, nhưng không nhìn thấy một ai khác thực sự khiến người ta căng thẳng’.

Nằm trong vùng phong tỏa bán kính 1,6km là một nhà thờ, nơi được coi là ổ dịch lớn nhất nước Mỹ. Dịch bệnh bắt nguồn từ một người đàn ông 55 tuổi đến cầu nguyện hồi tuần trước. Đến ngày 11.3, có 121 trường hợp lây nhiễm bắt nguồn từ nhà thờ này.

Khu vực xung quanh nhà thờ có những ngôi nhà đẹp như tranh vẽ với những bãi đất rộng và những con đường quanh co. Xe hơi vẫn đi qua nơi này vào ngày 11.3 nhưng tuyệt nhiên không có một ai đi bộ trên vỉa hè.

Một cửa hàng nằm trong vùng phong tỏa đóng cửa.

Một cửa hàng nằm trong vùng phong tỏa đóng cửa.

Tai một tòa nhà khác gần đó, có một tấm biển nêu rõ rằng những người gần đây đến Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Italia và Iran sẽ không được phép vào bên trong.

“Tôi vẫn chưa rời khỏi nhà từ hôm 10.3”, Mark Semer, cư dân ở vùng phong tỏa, nói trên CNN. “Điều này thật không dễ dàng”, Semer nói thêm, nhấn mạnh rằng mình có đi xa lắm chỉ là ra khu vườn sau nhà hoặc đi đổ rác. Semer làm việc từ xa bằng laptop trong khi ở nhà cùng vợ và 3 con.

Thị trưởng New Rochelle, Noam Bramson muốn cư dân hiểu rõ “khu vực phong tỏa là như thế nào”, nhấn mạnh việc người dân không nằm trong diện bắt buộc cách ly vẫn có thể ra ngoài bình thường.

"Tôi sống trong khu vực phong tỏa," Bramson nói. "Tôi sẽ ăn trưa với gia đình ở đó, vì vậy tôi nghĩ rằng hành động mình có thể khiến mọi người hiểu sai”.

Bramson cũng khuyến cáo người dân nên sẵn sàng vì mọi chuyện có thể thay đổi và chính quyền có thể áp đặt thêm các biện pháp kiểm soát nếu tình hình xấu đi.

Người bán hàng đeo khẩu trang và tăng tay ở thị trấn New Rochelle, bang New York, Mỹ.

Người bán hàng đeo khẩu trang và tăng tay ở thị trấn New Rochelle, bang New York, Mỹ.

Bramson nhấn mạnh người dân không nên lo ngại về lực lượng Vệ binh Quốc gia. “Hãy coi họ như đội ngũ hỗ trợ vận hành và hậu cần”, Bramson nói.

Patrick Flores, 34 tuổi, giáo viên dạy vật lý, nói mình sống trong khu vực phong tỏa.

Flores ngày càng cảm thấy lo ngại trước diễn biến của dịch bệnh, rửa tay thường xuyên hơn, thay quần áo ngay về nhà, để “không một thứ gì từ bên ngoài lọt vào trong”.

“Tôi lo lắng nhất cho cha mẹ. Họ đều đã già. Hi vọng họ sẽ ổn, chúng tôi đã tích trữ nhiều thực phẩm”, Flores nói.

Điều mà Flores cảm thấy thất vọng là không nhận được một sự chia sẻ nào từ quan chức. “Không ai đến đây giải thích cho chúng tôi về chuyện gì đang xảy ra. Họ chỉ nói thông qua truyền thông và khiến chúng tôi tự tìm câu trả lời”.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Châu Âu “nổi xung” trước lệnh hạn chế đi lại “đơn phương” của ông Trump

Giới chức châu Âu đã phản ứng với sự ngạc nhiên và giận giữ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt các lệnh hạn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN