Cuộc chạy đua đặt mua thuốc viên trị Covid-19

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Khi thế giới chạy đua đặt mua vaccine tiêm chủng, nhiều quốc gia châu Á – Thái Bình Dương đã chậm chân. Lần này, nhiều quốc gia đã sớm đặt mua thuốc viên đầu tiên điều trị Covid-19, ngay khi kết thúc thử nghiệm giai đoạn 3.

Nhiều quốc gia châu Á đã đặt mua thuốc viên molnupipavir dù giá thành đắt đỏ.

Nhiều quốc gia châu Á đã đặt mua thuốc viên molnupipavir dù giá thành đắt đỏ.

Molnupiravir do hãng được Mỹ Merck sản xuất, được coi là thuốc viên đầu tiên điều trị Covid-19, mang ý nghĩa thay đổi cuộc chiến dịch Covid-19, đặc biệt đối với nhóm người không phù hợp để tiêm chủng.

Merck hiện đang chờ Cơ quan Kiểm soát Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng khẩn cấp. Ít nhất 8 quốc gia ở châu Á – Thái Bình Dương đã đặt mua loại thuốc này, theo công ty phân tích Airfinity. Một số quốc gia có thể kể tới như New Zealand, Úc và Hàn Quốc.

Điều này đặt ra lo ngại rằng các nước giàu sẽ tích trữ thuốc viên trị Covid-19, giống như những gì xảy ra với vaccine Covid-19 vào năm ngoái.

“Molnupiravir là loại thuốc tiềm năng. Vấn đề là cần tránh lặp lại lịch sử như việc phân phối vaccine”, Rachel Cohen, giám đốc điều hành tổ chức phi lợi nhuận Drugs for Neglected Diseases Initiative ở Bắc Mỹ, nói.

Hiện chưa rõ các quốc gia châu Á mua thuốc viên molnupiravir với giá cả ra sao. Mỹ đã đồng ý mua 1,7 triệu liệu trình điều trị với giá 1,2 tỉ USD, tương đương 700 USD/liệu trình, mỗi liệu trình bao gồm thuốc uống trong 5 ngày.

Theo các chuyên gia, Merck chỉ mất khoảng 18 USD để sản xuất một liệu trình điều trị bằng thuốc viên molnupiravir, dựa trên giá thành nguyên liệu.

Trong khi đó, Merck tuyên bố công ty chưa đặt giá bán đối với thuốc viên molnupiravir và mức giá chính phủ Mỹ đặt mua không phản ánh giá thực tế sản phẩm.

Nhiều quan chức y tế và các chuyên gia quốc tế lo ngại khả năng tiếp cận thuốc molnupiravir của các nước có thu nhập thấp và trung bình, đồng thời lưu ý rằng những thiếu sót và quy tắc cứng nhắc của các tổ chức quốc tế có thể làm trì hoãn kế hoạch phân phối thuốc, theo Reuters.

Báo cáo gần đây của Chương trình Tăng tốc Tiếp cận Các công cụ Ứng phó Covid-19 nêu lo ngại rằng các cơ quan của Liên Hợp Quốc chưa hành động đủ nhanh để đảm bảo đủ các phương pháp điều trị mới tiềm năng như thuốc viên của Merck cho các nước nghèo.

Leena Menghaney, người đứng đầu chiến dịch tiếp cận thuốc của Tổ chức Bác sĩ không Biên giới (MSF) tại Nam Á, nói molnupiravir tương đối dễ sản xuất, nhưng Merck nắm bản quyền, quyết định bán thuốc cho nước nào và tự đặt ra mức giá cụ thể. 

Menghaney một lần nữa kêu gọi miễn trừ bản quyền để mọi quốc gia đều có thể tự sản xuất molnupiravir, giúp cứu nhiều mạng sống hơn.

Trong khi đó, Rachel Cohen cho rằng công nghệ và thiết bị y tế nên được coi là hàng hóa công cộng, bảo đảm những lợi ích của chúng được chia sẻ bình đẳng. "Điều đáng lo nhất là quyền tiếp cận bình đẳng với thuốc sẽ là thách thức không nhỏ với các nước thu nhập thấp và trung bình", Cohen nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Thuốc viên đầu tiên điều trị Covid-19: Vì sao giá bán đắt gấp 40 lần?

Một liệu trình điều trị kéo dài 5 ngày bằng thuốc viên Covid-19 của hãng dược Merck ở Mỹ có giá sản xuất chỉ 17 USD,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN