Chuyên gia Nga nhận định về động thái của ông Putin với vùng ly khai Ukraine

Việc Nga công nhận độc lập ở vùng Donbass, miền đông Ukraine đặt ra nhiều dấu hỏi, nhưng cũng có thể là cách thúc đẩy giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.

Cảnh tượng ở Cộng hòa Donetsk sau khi Nga công nhận độc lập.

Cảnh tượng ở Cộng hòa Donetsk sau khi Nga công nhận độc lập.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21.2 đã ký sắc lệnh công nhận độc lập ở Cộng hòa Donetsk (DPR) và Cộng hòa Lugansk (LPR). Đây là bước đi mới mang tính bước ngoặt sau 8 năm xảy ra xung đột ở miền đông Ukraine.

Vitaly Naumkin, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Phương Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, trả lời trên báo Nga RT, rằng diễn biến mới có thể thúc đẩy các bên tích cực đàm phán một cách thực chất hơn, từ đó có thể chấm dứt hoàn toàn khủng hoảng Ukraine.

“Trên lý thuyết, quyết định của Nga có thể thúc đẩy DPR, LPR và Kiev đàm phán phá vỡ bế tắc. Để làm được điều đó, giới lãnh đạo Ukraine cần thể hiện ý chí chính trị mạnh mẽ”, ông Naukim nói. “Cho đến nay, họ chưa chứng minh được điều này”.

Ông Naumkin nói Kiev đã bỏ lỡ nhiều cơ hội tìm kiếm thỏa thuận chung với phe ly khai. “Khi được yêu cầu đàm phán với Donetsk và Lugansk, Ukraine lại từ chối”, ông Naumkin nói.

Kiev không muốn tuân thủ thỏa thuận Minsk, có xu hướng muốn giải quyết mâu thuẫn bằng vũ lực, là lý do Nga quyết định hành động, theo ông Naumkin.

Ông Naumkin nói cơ hội để đàm phán vẫn luôn rộng mở và viễn cảnh DPR và LPR thống nhất với Ukraine không phải là điều bất khả thi.

Chuyên gia Nga nói Washington và Moscow cũng có thể bắt đầu “đàm phán một cách nghiêm túc hơn”, sau khi Mỹ đã từ chối các đề xuất an ninh mà Nga đưa ra.

Tuy vậy, vẫn chưa rõ có thỏa thuận nào khả dĩ thay thế thỏa thuận Minsk đã không còn hiệu lực, Fyodor Lukyanov, Chủ tịch Hội đồng Chính sách Đối ngoại và Quốc phòng, một tổ chức phi chính phủ ở Nga, nói.

“Vấn đề là bây giờ các bên phải bắt đầu quá trình đàm phán lại từ đầu”, ông Lukyanov nói, cho rằng các bên cần đến một cách tiếp cận mới.

Oleg Barabanov, Phó giám đốc Đại học MGIMO ở Moscow, nói Nga đã lường trước một số lệnh trừng phạt của phương Tây, bao gồm đóng băng dự án Nord Stream 2.

“Nord Stream 2 đã bị trì hoãn nhiều năm qua, không đến mức tác động tiêu cực đến nền kinh tế Nga”, ông Barabanov nói. “Các lệnh trừng phạt liên quan đến lĩnh vực năng lượng của Nga sẽ chỉ làm tổn hại phương Tây, vì châu Âu phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ, khí đốt giá rẻ của Nga”.

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, Dmitry Medvedev ngày 22.2 cảnh báo châu Âu trong tương lai có thể sẽ phải mua khí đốt Nga đắt hơn gấp đôi, lên tới 2.000 euro cho mỗi 1.000m3, vì quyết định đình chỉ dự án Nord Stream 2.

Nguồn: [Link nguồn]

Đang gặp khó với Nga, Tổng thống Ukraine chịu thêm áp lực từ trong nước

Hôm 22.3, đảng đối lập Ukraine, Opposition Platform - For Life ra tuyên bố kêu gọi Tổng thống Volodymyr Zelensky từ chức vì không thực hiện được nhiệm vụ quan trọng của quốc gia.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN