Chỉ trích Mỹ hỗ trợ người Kurd ở Syria, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đang âm thầm hưởng lợi?

Trong nhiều vấn đề mâu thuẫn giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ - hai quốc gia đồng minh NATO, sự hỗ trợ của Washington cho lực lượng vũ trang người Kurd ở Syria là vấn đề căng thẳng nhất.

Quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ thời gian qua có nhiều căng thẳng.

Quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ thời gian qua có nhiều căng thẳng.

 Hai lực lượng vũ trang người Kurd ở Syria là SDF và YPG có liên hệ với đảng Công nhân người Kurd (PKK) - tổ chức bị Thổ Nhĩ Kỳ liệt vào danh sách khủng bố.

Trong cuộc nội chiến Syria nổ ra từ năm 2011, PKK giúp người Kurd ở Syria thành lập lực lượng chiến đấu ở các vùng ly khai. Đổi lại, người Kurd ở Syria ủng hộ chính sách thù địch nhằm vào chính phủ Thổ Nhĩ kỳ của PKK.

Năm 2014, khi khủng bố IS trỗi dậy mạnh mẽ ở Syria và Iraq, Mỹ từng đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ tham gia chống IS. Nhưng sự hợp tác miễn cưỡng của Ankara (do mâu thuẫn với người Kurd) là nguyên nhân Washington quay sang hỗ trợ người Kurd ở Syria.

Kể từ đó, người Kurd trở thành đồng minh quan trọng của Mỹ. Ngược lại, Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia thành viên NATO, quay sang tấn công người Kurd.

Sau vụ đánh bom ở Istanbul vào ngày 13/11, Thổ Nhĩ Kỳ nối lại các cuộc không kích, nã pháo nhằm vào người Kurd ở Syria và Iraq, cáo buộc người Kurd đứng sau vụ đánh bom. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng để ngỏ khả năng phát động chiến dịch quân sự trên bộ, bất chấp nguy cơ gây ra rủi ro cho binh sĩ Mỹ ở Syria.

Theo tạp chí Foreign Policy (FP), Thổ Nhĩ Kỳ bề ngoài luôn công khai phản đối, yêu cầu Mỹ chấm dứt hỗ trợ người Kurd. Nhưng liệu ông Erdogan có thực sự muốn Mỹ chọn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd? Câu trả lời là không. Mối quan hệ giữa Mỹ và người Kurd đang là chìa khóa giúp ông Erdogan và đảng cầm quyền AKP có lợi thế về số phiếu bầu trong cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2023.

Trong 40 năm qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần đụng độ đẫm máu với PKK.  Với việc phác họa mối đe dọa an ninh từ các lực lượng người Kurd ở Syria như SDF và YPG, hai nhóm vũ trang có liên hệ với PKK, ông Erdogan muốn thu hút sự ủng hộ của dư luận trong nước, đảm bảo số lượng phiếu bầu cần thiết để đảng cầm quyền AKP tiếp tục giành chiến thắng, thep tạp chí Mỹ Foreign Policy.

Sau vụ đánh bom ngày 13/11, Thổ Nhĩ kỳ tuyên bố bắt giữ một nghi phạm người Kurd. Người phụ nữ này mặc chiếc áo có in chữ "New York - tên một thành phố ở Mỹ". Dù là trùng hợp ngẫu nhiên hay cố tình sắp đặt, ông Erdogan cũng đã thành công trong việc lôi kéo sự ủng hộ của các nhóm dư luận có quan điểm phản đối Mỹ và nhóm lo ngại về sự trỗi dậy của người Kurd.

Theo FP, những lý do này phần nào cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ thực tế không muốn truy quét hoàn toàn người Kurd, dù nước này đã nhiều lần cảnh báo về chiến dịch quân sự trên bộ. Thổ Nhĩ Kỳ cũng không muốn Mỹ ngừng hỗ trợ người Kurd ở Syria để tiếp tục sử dụng người Kurd làm quân bài đe dọa an ninh Thổ Nhĩ Kỳ.

Đối với Mỹ, Washington không tin tưởng hoàn toàn vào Thổ Nhĩ Kỳ để giao trọng trách chống khủng bố và đảm bảo an ninh trong khu vực, vẫn cần lực lượng đáng tin cậy khác như người Kurd.

Đối với người Kurd, sự hậu thuẫn của Mỹ giúp họ kiểm soát vùng lãnh thổ rộng lớn ở phía bắc và đông bắc Syria, đặc biệt là những khu vực có trữ lượng dầu mỏ dồi dào, tạo ra nguồn thu lớn.

Có thể nói, tình cảnh khó xử trong mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ - Mỹ và người Kurd đang phục vụ lợi ích của tất cả các bên, theo FP.

Nguồn: [Link nguồn]

Rộ tin Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp pháo phản lực phóng loạt T-122 Sakarya cho Ukraine

Một khẩu đội gồm 4 bệ phóng T-122 Sakarya đã được nhìn thấy ở khu vực Dnepropetrovsk, phía Đông Nam Ukraine. Tuy nhiên, vẫn chưa có bất kỳ xác nhận nào từ Ankara về việc chuyển...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Anh - FP ([Tên nguồn])
Tin tức Syria Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN