CEO Telegram bị bắt ảnh hưởng thế nào đến xung đột Nga - Ukraine?

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Theo một số chuyên gia, Telegram được quân đội Nga sử dụng nhiều và một số kênh trên nền tảng mạng xã hội này được cho là có kết nối với chính quyền Nga.

CEO Telegram Pavel Durov. Ảnh: AFP

CEO Telegram Pavel Durov. Ảnh: AFP

Euronews ngày 26/8 dẫn lời một số chuyên gia cho rằng, việc CEO Telegram Pavel Durov bị bắt giữ ở Pháp có thể khiến Nga gặp khó trong các kế hoạch quân sự ở Ukraine.

Các chuyên gia này nhận định, Telegram là một mạng xã hội rất phổ biến với người Nga và người nói tiếng Nga, đồng thời Telegram cũng đóng vai trò quan trọng trong cuộc xung đột ở Ukraine - cả về các hoạt động trên thực địa hay việc Moscow truyền bá thông tin.

Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh (tổ chức tư vấn có trụ sở ở Mỹ), Telegram "là nền tảng thay thế chính cho các phương tiện truyền thông chính thức dành cho quân nhân Nga ở Ukraine".

"Đây không chỉ là một nguồn tin tức, mà còn là nền tảng có thể lưu trữ video, chia sẻ các tập tin lớn và những thứ tương tự. Có một số kênh thậm chí còn được cho là có kết nối với Điện Kremlin và Bộ Quốc phòng Nga", Christine Dugoin-Clément, nhà nghiên cứu tại Trường Sorbonne Business School (Pháp), nói.

Theo Euronews, Telegram được mã hóa để tránh bị chính phủ Nga kiểm soát từ năm 2018. Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định, Điện Kremlin đã tìm cách kiểm soát nền tảng này bằng cách đưa ra luật chặt chẽ hơn.

"Chủ sở hữu các kênh có hơn 10.000 người theo dõi phải cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý truyền thông Nga Roskomnadzor", ông Dugoin-Clément nói.

"Nếu một kênh có hơn 500.000 người theo dõi, chủ kênh phải cung cấp tất cả thông tin của người theo dõi cho Roskomnadzoror hoặc cơ quan an ninh Nga FSB nếu được yêu cầu. Vì vậy, đây không hẳn là kiểm soát, mà có thể nói là một dạng hợp tác", Dugoin-Clément nói thêm.

Nga sẽ bỏ Telegram?

Với việc CEO Telegram Pavel Durov đang bị tạm giữ ở Pháp (một nước thuộc EU), quân đội Nga có thể từ bỏ Telegram. Thậm chí, nền tảng này có thể bị chặn hoàn toàn ở Nga.

Theo một số chuyên gia, sự bất định kể trên có thể ảnh hưởng đến các hoạt động của Nga ở tiền tuyến, mặc dù dường như không có khả năng giới chức Pháp có thể tiết lộ thông tin trong các cuộc trò chuyện được mã hóa.

"Paris có thể thử làm như vậy. Tuy nhiên, điều này sẽ là bất hợp pháp, vì EU hiện chưa có quy định nào cho phép đọc tin nhắn của các nền tảng mạng xã hội," Axel Legay, chuyên gia làm việc tại Đại học Ecole Polytechnique de Louvain (Bỉ), nói.

Ông Legay giải thích thêm, mặc dù đã có những nỗ lực từ EU để đưa ra quy định về việc giám sát các tin nhắn mã hóa, nhưng họ không thể đạt được sự đồng thuận. Do đó, giới chức Pháp có thể sử dụng các phương thức khác (như thông qua mật vụ) để truy cập vào các tin nhắn này, nhưng ông Legay cho rằng đây không phải là vấn đề chính vào lúc này.

Việc Pháp bắt giữ ông Durov đang khiến quan hệ Nga - Pháp căng thẳng. Đại sứ quán Nga tại Paris cáo buộc Pháp từ chối hợp tác. Tuy nhiên, Tổng thống Pháp Macron ngày 26/8 tuyên bố, động thái bắt giữ CEO Telegram của Pháp không nhằm mục đích chính trị mà chỉ dựa vào các quy định tư pháp.

Nguồn: [Link nguồn]

Pháp lên tiếng về lý do bắt CEO Telegram Pavel Durov, trong khi Nga cho biết Moscow “vẫn chưa biết chính xác ông Durov bị cáo buộc tội gì".

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Euronews ([Tên nguồn])
Pháp bắt CEO Telegram Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN