Bí ẩn 50 năm vụ Thủ tướng Úc đang bơi thì biến mất không dấu vết

50 năm trôi qua nhưng bí ẩn về Thủ tướng Úc Harold Holt đi bơi tại một bờ biển phía nam nước này và mãi không trở về vẫn chưa có lời giải.

Bí ẩn 50 năm vụ Thủ tướng Úc đang bơi thì biến mất không dấu vết - 1

Thủ tướng Úc Harold Holt mất tích bí ẩn.

Theo báo Đức Deutsche Welle, bạn bè và gia đình Thủ tướng Úc Harold Holt mới đây tập trung tại bãi biển Cheviot ở phía nam bang Victoria, đánh dấu dịp kỷ niệm tròn 50 năm ngày ông Holt mất tích.

“Thủ tướng Harold Holt mất tích", đó là những thông điệp được phát đi từ các tivi và đài truyền thanh trên khắp nước Úc vào ngày định mệnh 17.12.1967.

Quá trình tìm kiếm không ngừng nghỉ kết thúc mà người ta không phát hiện bất cứ dấu vết gì của Thủ tướng Úc. Ông được cho là bị đuối nước còn thi thể bị cuốn trôi ra biển.

Một lễ tưởng niệm khi đó diễn ra với sự tham dự của các lãnh đạo từ nhiều quốc gia trên thế giới lúc bấy giờ, như thủ tướng Anh Harold Wilson và tổng thống Mỹ Lyndon Johnson.

Chuyện gì xảy ra với Thủ tướng Úc?

"Các thuyết âm mưu ngày càng phổ biến và trở thành một phần trong văn hóa dân gian huyền bí của Australia", Tom Frame, nhà viết tiểu sử về ông Holt đến từ Đại học New South Wales nói. "Tôi nghĩ không ai trong chúng ta muốn cái chết che khuất cuộc đời mình".

Truyền thông Úc khi đó mô tả ông Holt là một người hoàn hảo. Ông thích thể thao, đi lặn, săn cá bằng xiên dù bơi không quá giỏi.

Bí ẩn 50 năm vụ Thủ tướng Úc đang bơi thì biến mất không dấu vết - 2

Thủ tướng Úc Harold Holt là người thích bơi lặn và câu cá.

Một số người cho rằng ông Holt đã có chủ ý tự tử, sau khi phải trải qua đau đớn vì ca phẫu thuật vai. Những người khác cho rằng Thủ tướng Úc lên cơn đau tim, bị cá mập tấn công hoặc giả chết để “biến mất khỏi Trái đất”.

Hai ngày trước khi ông Holt mất tích, bác sĩ vẫn khuyên ông rằng "hãy nghỉ ngơi" sau ca phẫu thuật. "Ông ấy chơi tennis vào hôm thứ 7 và ra bãi biển vào chủ nhật, đi ngược lại lời khuyến cáo của bác sĩ", Frame nói.

Các nhân chứng trên bãi biển nói với cảnh sát rằng họ nhìn thấy những cơn sóng dâng cao bất thường và có sóng ngầm rất mạnh.Dù vậy, ông Holt vẫn bơi ra xa và đi vào vùng nước sâu, theo một báo cáo của cảnh sát vào năm 1968.

Lời cuối cùng ông Holt nói với nhóm bạn trước khi ông xuống biển là: "Tôi thông thạo bãi biển này như lòng bàn tay".

"Một nhân chứng cho hay bà quan sát ông Holt liên tục từ lúc ông bước xuống biển và đột nhiên, bà thấy sóng biển nổi lên dữ dội xung quanh ông. Có vẻ như chúng đang sôi lên và đã nhấn chìm ông ấy", báo cáo khi đó viết.

Bị tàu ngầm Trung Quốc đưa đi?

Bí ẩn 50 năm vụ Thủ tướng Úc đang bơi thì biến mất không dấu vết - 3

Bức ảnh chụp gia đình Thủ tướng Úc Harold Holt năm 1966.

Lúc bấy giờ, cả nước Úc bàng hoàng trước tin thủ tướng mất tích. "Tôi nghĩ sau vụ ám sát tổng thống Mỹ John F. Kennedy, hầu hết mọi người đều cho rằng các lãnh đạo thế giới như ông Holt cần có một đội ngũ an ninh theo sát để sẵn sàng ứng cứu trong mọi tình huống", Frame nói.

Các thám tử nghiệp dư, cảnh sát, thậm chí cả binh sĩ Australia đổ về bãi biển Cheviot. Cuộc tìm kiếm có thời điểm lên tới 300 người tham gia nhưng đã kết thúc vào ngày 5.1.1968 mà không thu về được bất kì manh mối nào.

Người ta không phát hiện bất kỳ dấu vết nào của ông Holt ngoài đống quần áo để lại trên bãi biển.

"Một số giả thuyết còn nói có sự can dự của thế lực nước ngoài, rằng ông Holt bị bắt đi bởi đặc vụ Nga hoặc Trung Quốc", John Warhurst, giáo sư chính trị danh dự thuộc Đại học Quốc gia Úc nói.

Thậm chí một cuốn sách của nhà báo người Anh Anthony Grey còn cáo buộc ông Holt là gián điệp của Trung Quốc. “Ông ấy đã được đưa lên một tàu ngầm Trung Quốc từ bãi biển Cheviot để kết thúc nhiệm vụ”.

Có thể nói, 50 năm trôi qua nhưng bí ẩn vẫn phủ bóng quanh sự biến mất khó hiểu của Thủ tướng Úc Harold Holt. Không nhiều người tin rằng một Thủ tướng lại có thể dễ dàng chết đuối đến vậy.

MH370 bị cướp quyền kiểm soát rồi lái tới Nam Cực?

Một giả thuyết mới cho rằng chiếc máy bay có thể bị kiểm soát từ dưới mặt đất và đưa đi giấu ở Nam Cực.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Deutsche Welle ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN