Ảnh vệ tinh hé lộ động thái lạ của Nga đối với nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Một khi việc xây dựng thêm đường dây điện mới hoàn tất, đây sẽ là lần đầu tiên một quốc gia kiểm soát nhà máy điện hạt nhân của một quốc gia khác và sau đó sử dụng cho nhu cầu năng lượng của riêng mình, báo Mỹ New York Times (NYT) cho biết.

Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia hiện do Nga kiểm soát. Ảnh: LightRocket.

Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia hiện do Nga kiểm soát. Ảnh: LightRocket.

Nga xây đường dây điện mới kết nối với nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia

Theo NYT, báo cáo mới từ Greenpeace – tổ chức hoạt động vì môi trường, Nga đang xây dựng các đường dây điện tại khu vực đông nam Ukraine do nước này kiểm soát, nhằm kết nối nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia với lưới điện mới.

Zaporizhzhia là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu và là một trong số 10 nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới. Nga kiểm soát nhà máy trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột vào năm 2022.

Theo NYT, ảnh vệ tinh cho thấy từ đầu tháng 2 năm nay, Nga đã xây hơn 80 km đường dây và cột điện giữa hai thành phố Mariupol và Berdyansk, dọc bờ biển Azov. Động thái này nhằm kết nối các đường dây mới với một trạm biến áp lớn gần Mariupol, nơi có liên kết với nhà máy Zaporizhzhia nằm cách đó khoảng 225 km.

“Việc xây dựng các đường truyền tải điện mới là bằng chứng thực tế đầu tiên cho thấy Nga có kế hoạch tái khởi động nhà máy Zaporizhzhia”, Shaun Burnie, chuyên gia am hiểu về hạt nhân của tổ chức Greenpeace, chi nhánh Ukraine, nói với NYT.

Theo NYT, hiện chưa rõ Nga muốn vận hành nhà máy sau khi xung đột kết thúc hay khi giao tranh vẫn còn diễn ra. Trong cả hai trường hợp, việc kết nối nhà máy Zaporizhzhia với lưới điện mới sẽ đòi hỏi xây dựng thêm nhiều đường dây khác và cần thêm thời gian.

Điều chưa từng có tiền lệ

Từ đầu năm nay, Nga xây đường dây diện mới nằm kết nối với nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Ảnh: Planet Labs.

Từ đầu năm nay, Nga xây đường dây diện mới nằm kết nối với nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Ảnh: Planet Labs.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nêu ý tưởng để Mỹ tiếp quản nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia vì lý do an toàn và tiềm năng kinh tế. Theo đề xuất, nhà máy do Mỹ quản lý sẽ cấp điện cho cả Ukraine và Nga.

Tuy nhiên, Nga đã bác bỏ ý tưởng này. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói nhà máy đang được tập đoàn hạt nhân Rosatom của Nga điều hành và “sẽ không có sự thay đổi”.

Các chuyên gia cho rằng, việc xây đường dây mới không chỉ nhằm củng cố quyền kiểm soát nhà máy, mà còn để truyền tải điện từ nhà máy vào lưới điện Nga. Nếu điều đó xảy ra, đây sẽ là lần đầu tiên một quốc gia kiểm soát nhà máy điện hạt nhân của một quốc gia khác và sau đó sử dụng cho nhu cầu năng lượng của riêng mình.

Được xây dựng từ thời Liên Xô, nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia có 6 lò phản ứng, với tổng công suất 6 gigawatt. Trước xung đột, nhà máy đáp ứng 25% tổng nhu cầu điện năng của Ukraine.

Nga đã lần lượt tạm ngừng hoạt động 6 lò phản ứng của nhà máy do rủi ro liên quan xung đột. Lò phản ứng cuối cùng ngừng vận hành vào năm 2023.

Tái khởi động các lò phản ứng hạt nhân không phải vấn đề khó khăn. Nhưng trở ngại là việc khôi phục hệ thống lưới điện. 

Trong số 4 đường dây 750 kilovolt từng kết nối nhà máy với lưới điện Ukraine, hai nằm trong các khu vực do Kiev kiểm soát, hai đường đây còn lại thuộc khu vực do Nga kiểm soát nhưng bị hư hại.

Theo bà Olga Kosharna, chuyên gia hạt nhân độc lập của Ukraine, một trong hai đường dây này có thể đã được sửa. Nga vẫn thiếu đường dây để khai thác tối đa công suất của nhà máy. “Họ sẽ cần xây thêm nhiều đường dây khác”, ông Burnie nói.

Theo ông Burnie, một mục tiêu lâu dài có thể là kết nối nhà máy Zaporizhzhia với lưới điện ở vùng Rostov thuộc lãnh thổ Nga. Ảnh vệ tinh do Greenpeace công bố cho thấy các đường dây mới đang được xây dựng qua các cánh đồng gần Mariupol – thành phố nằm cách biên giới Nga khoảng 50 km.

Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte lo ngại rằng căng thẳng giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Ukraine...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh - NYT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN