Ảnh: Toàn cảnh cuộc bầu cử lịch sử tại Myanmar

Sự kiện: Tin tức Myanmar

Người dân Myanmar đã phải chờ đợi suốt 25 năm để có cơ hội tham gia một cuộc bỏ phiếu tự do, công khai.

Sau 25 năm sống dưới chế độ độc tài của chính phủ quân đội, ngày 8.11, cử tri Myanmar bắt đầu đi bỏ phiếu tự do để lựa chọn những người mà họ tin tưởng từ hàng ngàn ứng viên quốc hội và hội đồng khu vực. Sau đó, tổng thống và 2 phó tổng thống sẽ do quốc hội bầu ra.

Ảnh: Toàn cảnh cuộc bầu cử lịch sử tại Myanmar - 1

Người dân Myanmar đã phải chờ đợi suốt 25 năm để có cơ hội tham gia một cuộc bỏ phiếu tự do, công khai. Trong ảnh là một gia đình cầm trên tay tờ phiếu bầu tới một điểm bầu cử ở thị trấn Bahan, thành phố Yangon.

Ảnh: Toàn cảnh cuộc bầu cử lịch sử tại Myanmar - 2

Cử tri xếp hàng ngay ngắn, chờ tới lượt mình bỏ phiếu. Hình ảnh này có thể được bắt gặp ở nhiều điểm bỏ phiếu trên đất nước Myanmar, như trong ảnh là tại một khu cầu nguyện Phật giáo ở Mandalay (thành phố lớn thứ hai của Myanmar).

Ảnh: Toàn cảnh cuộc bầu cử lịch sử tại Myanmar - 3

Lãnh đạo Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, bà Aung San Suu Kyi được chào đón nồng nhiệt bởi đám đông khi tới bỏ phiếu tại một điểm thuộc thành phố Yangon.

Ảnh: Toàn cảnh cuộc bầu cử lịch sử tại Myanmar - 4

Bà Aung San Suu Kyi nhận được sự tín nhiệm lớn của các cử tri, và được dự đoán sẽ giành chiến thắng trong cuộc chạy đua vào quốc hội cũng như có cơ hội được bầu làm tổng thống. Theo hiến pháp soạn thảo bởi chính quyền quân sự hiện tại, bà Suu Kyi không thể trở thành tổng thống vì có con và chồng mang quốc tịch nước ngoài; tuy nhiên, bà tuyên bố sẽ thành lập chính phủ riêng nếu chiến thắng.

Ảnh: Toàn cảnh cuộc bầu cử lịch sử tại Myanmar - 5

Thủ tướng đương nhiệm của Myanmar là ông Thein Sein cùng vợ là bà Khin Khin Win đi bầu cử tại một trường học ở thủ đô Nay Pyi Taw. Ông Thein Sein hiện đang lãnh đạo Liên minh Đoàn kết và Phát triển Đảng (USDP), được dự đoán là bị cử tri cự tuyệt nhưng bù lại ông nhận được sự ủng hộ từ quân đội.

Ảnh: Toàn cảnh cuộc bầu cử lịch sử tại Myanmar - 6

Các cử tri Hồi giáo bỏ phiếu tại một điểm bỏ phiếu trong một trại tị nạn bên ngoài Sittwe, thủ phủ bang Rakhine.

Ảnh: Toàn cảnh cuộc bầu cử lịch sử tại Myanmar - 7

Có hơn 90 đảng phái cùng tham gia cuộc đua vào quốc hội trong đợt bầu cử này.

Ảnh: Toàn cảnh cuộc bầu cử lịch sử tại Myanmar - 8

Để tránh gian lận, ngón tay của cử tri sẽ được đánh dấu bằng mực sau khi bỏ phiếu xong.

80% cử tri tham gia bầu cử

Theo kết quả thăm dò nhanh, kết thúc ngày bầu cử lịch sử 8.11 tại Myanmar, đã có 80% trong khoảng 30 triệu cử tri đủ điều kiện bỏ phiếu có tham gia bầu cử.

Ngay trong chiều tối cùng ngày, đám đông người ủng hộ bà Aung San Suu Kyi đã tập trung bên ngoài trụ sở Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ để chờ kết quả kiểm phiếu; tuy nhiên, kết quả dự kiến sẽ được công bố vào 9h sáng thứ Hai (9.11). Do đó, một quan chức của đảng này đã phải lặp đi lặp lại lời kêu gọi mọi người giữ bình tĩnh và nên chờ đợi ở nhà.

Hơn 6.000 ứng cử viên đến từ hơn 90 đảng phái khác nhau đã tham gia cuộc đua vào quốc hội. Có tất cả 664 vị trí trong quốc hội, tuy nhiên 25% trong số đó dành riêng cho các đại diện của quân đội. Vậy nên, để có thể giành chiến thắng, bản thân Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Suuu Kyi hoặc bằng cách liên minh với các đảng khác, phải giành được ít nhất 67% số ghế còn lại.

Theo Reuters, để đảm bảo an toàn và công bằng cho cuộc bầu cử, chính phủ Myanmar đã sử dụng tới 10.000 giám sát viên và 40.000 cảnh sát được đào tạo đặc biệt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Phạm (Theo BBC) ([Tên nguồn])
Tin tức Myanmar Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN