Tốt nghiệp nước ngoài vẫn… thất nghiệp!
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2015, cứ 4 lao động thất nghiệp thì có 1 người giữ bằng cao đẳng trở lên. Thậm chí, có lẽ sẽ ít người tin rằng ngay cả những du học sinh trở về sau 4-5 năm du học tại các nước có nền giáo dục tiên tiến vẫn…thất nghiệp. Vậy nguyên nhân do đâu?.
Có hàng ngàn lý do khiến các em rơi vào tình trạng này, đôi khi không phải bởi các em kém cỏi mà bởi rất nhiều các điều kiện khách quan khác. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân của câu chuyện thất nghiệp cười ra nước mắt này:
Du học nhưng không chịu học
Không phải du học sinh nào tốt nghiệp các trường đại học nước ngoài cũng đáp ứng được nhu cầu nhà tuyển dụng cả về mặt kiến thức lẫn kỹ năng. Hiện nay rất nhiều sinh viên đi du học chỉ với mục đích thoát khỏi tầm kiểm soát của cha mẹ, được trải nghiệm môi trường sống mới … và do gia đình có điều kiện. Có những trường hợp các du học sinh không chú tâm vào học hành nên khi về nước hành trang các em mang theo chỉ là tấm bằng quốc tế, thậm chí nhiều em còn không thể lấy được tấm bằng đại học nước ngoài sau nhiều năm nên việc xin được một công việc ưng ý đương nhiên là rất khó.
Thất nghiệp vì lương thấp
Bên cạnh câu chuyện khiếm khuyết về kiến thức, kỹ năng, ngay cả những du học sinh xuất sắc cũng không tránh khỏi tình trạng thất nghiệp do rất nhiều yếu tố khách quan khác, một trong những lý do phổ biến đó là: yêu cầu về lương quá cao. Đa phần các du học sinh khi cầm tấm bằng đại học danh giá nước ngoài trở về nước, các em mặc nhiên nghĩ mình đứng ở một vị trí cao hơn hẳn với cử nhân trong nước, và yêu cầu một mức lương xứng đáng với chất lượng bằng cấp cũng như “chi phí đầu tư” các em đã bỏ ra trong suốt thời gian du học. Nhưng đứng trên quan điểm những nhà tuyển dụng, bằng cấp chỉ đóng vai trò là điều kiện cần trong quy trình tuyển ứng viên. Kinh nghiệm làm việc thực tế, kỹ năng, các mối quan hệ mới là yếu tố các doanh nghiệp đang tìm kiếm. Vậy nên, các du học sinh khi chạm ngõ thực tế, thường gặp một cú sốc khi mức lương khởi điểm không như mong đợi. Điều đó khiến các em chán nản, lâm vào cảnh thất nghiệp và nhảy việc vì “đứng núi này trông núi nọ”.
Cách làm việc không phù hợp với môi trường trong nước
Ngay cả đối với những du học sinh kiến thức chuyên môn tốt, có kinh nghiệm làm việc nhiều năm tại nước ngoài, nhưng khi quay trở lại môi trường Việt Nam vẫn phải đương đầu với những “cú sốc ngược văn hóa”. Bởi lẽ mỗi quốc gia có một đặc thù khác nhau, cả về môi trường nội bộ công ty lẫn thói quen, sở thích của khách hàng. Tất cả những yếu tố đó đôi khi khiến những kiến thức vốn dĩ rất hiệu quả khi áp dụng tại các nước tiên tiến lại trở nên bất khả thi tại Việt Nam.
Nhìn xa hơn, chúng ta dễ dàng nhận thấy bên cạnh kiến thức, kỹ năng, khả năng ứng biến với văn hóa doanh nghiệp, giao tiếp trong nội bộ công ty, thiết lập các mối quan hệ tốt, cũng như “độ nhạy bén” với văn hóa, thói quen, sở thích của khách hàng, là những yếu tố tiên quyết dẫn đến thành công. Và quả thật xét trên những phương diện này, các du học sinh rất bất lợi bởi lẽ các em có 4-5 năm sống xa nhà và vô cùng lạ lẫm với những khái niệm nêu trên.
Có thể thấy, giữa cơn bão thất nghiệp chung của cử nhân trong nước do hệ lụy từ những bất cập của nền giáo dục nước nhà, những mặt trái của việc đi du học đã khiến cho “tấm bằng ngoại” không còn là chiếc vé thông hành đảm bảo một tương lai thành công. Vậy, nên chăng, các gia đình có thể xem xét cho mình một hình thức đào tạo tối ưu, nơi những ưu điểm của hai hình thức truyền thống giao nhau? Đó là hình thức đào tạo lấy bằng quốc tế ngay tại Việt Nam, không hề khác biệt so với đi du học.
Khi theo học chương trình quốc tế, các em sinh viên sẽ được thụ hưởng môi trường học tập, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất chuẩn quốc tế với chi phí tối ưu, lại không phải đối mặt với những cú sốc văn hóa, không phải xa gia đình, và vẫn được tiếp cận môi trường công việc tại Việt Nam từ sớm.
Lê Quang Lộc - cựu du học sinh trở về từ Úc sau 3 năm, hiện đang theo học chương trình Quản trị Kinh doanh Quốc tế tại Đại học British University Vietnam, chia sẻ: “Trước khi đưa ra quyết định trở về nước em đã cân nhắc rất nhiều. Theo học tại BUV, em có thể giúp tiết kiệm một phần chi phí cho gia đình trong khi vẫn được đào tạo và cấp bằng chương trình kinh tế của trường đại học hàng đầu Vương quốc Anh. Bên cạnh đó, trường có bộ phận Định hướng và Phát triển sinh viên, với mục đích giúp các bạn sinh viên phát triển kỹ năng công việc cần thiết thông qua các hoạt động câu lạc bộ hay những buổi đào tạo. Chính vì vậy, em đã có đủ tự tin để chinh phục những cơ hội thực tập, cũng như điều hành shop kinh doanh của mình”.
British University Vietnam hiện đang xét tuyển trực tiếp cho các chương trình Cử nhân Đại học, thông tin chi tiết vui lòng liên hệ số điện thoại: 04 39 740 740, email: info@buv.edu.vn hoặc truy cập website tại đây.