Cuộc chiến Ngân hàng bán lẻ: Miếng bánh còn lớn?
Việt Nam với dân số hơn 91 triệu người và số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 90% tổng số doanh nghiệp, được đánh giá là thị trường màu mỡ cho việc phát triển ngân hàng bán lẻ. Theo thống kê, trong vòng 4 năm trở lại đây, thị trường bán lẻ trong nước đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ. Cuộc cạnh tranh phát triển bán lẻ không chỉ giữa các ngân hàng nội với nhau và còn cả với các ngân hàng nước ngoài.
Mặc dù ngân hàng nước ngoài có thế mạnh về kinh nghiệm hoạt động, danh mục sản phẩm dịch vụ... nhưng các ngân hàng thương mại (NHTM) của Việt Nam cũng không phải là không có lợi thế trong cuộc cạnh tranh này. Bởi lẽ, mạng lưới khách hàng lớn, chi nhánh ngân hàng rộng khắp cùng với việc am hiểu văn hóa và phong tục tập quán của người dân bản địa sẽ giúp cho các NHTM Việt Nam sẽ có những lợi thế đáng kể trên sân chơi này. Đây chính là áp lực cần thiết để các ngân hàng trong nước tiếp tục đổi mới, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, học hỏi kinh nghiệm quản lý, công nghệ, cũng như các gói sản phẩm của nước ngoài để cạnh tranh.
Các chuyên gia tài chính cũng lưu ý, các khách hàng Việt Nam hầu hết chỉ mới dừng ở mức sử dụng các dịch vụ tài chính cơ bản như: tài khoản, ATM hay các dịch vụ thanh toán cơ bản. Do đó, việc khai thác tiếp những đối tượng khách hàng này, mở rộng các nhu cầu giúp họ có được những tiện ích đa dạng hơn cũng đã là cơ hội rất lớn cho các ngân hàng cùng tham gia vào việc củng cố phát triển thị trường bán lẻ ở Việt Nam.
Tiên phong trong việc chuyển đổi sang chiến lược ngân hàng bán lẻ có thể kể đến Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) với mô hình ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại và các sản phẩm, dịch vụ bán lẻ sáng tạo, vượt trội. Chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động theo hướng bán lẻ từ năm 2010, sau 5 năm SeABank đã đạt được những bước tăng trưởng ấn tượng. Danh mục sản phẩm dịch vụ được đa dạng hoá với hơn 50 sản phẩm dịch vụ phục vụ nhu cầu của từng đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp khác nhau. Hiện tại, mạng lưới hoạt động của SeABank là 158 điểm trên toàn quốc tăng gấp 2,2 lần, tổng tài sản tăng 2,6 lần so với 2009.
Các điểm giao dịch của SeABank đều được ứng dụng mô hình tổ chức theo định hướng bán lẻ và tuân thủ theo tiêu chuẩn của mô hình ngân hàng bán lẻ quốc tế nhằm đem đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất với những tiêu chuẩn cao nhất từ các đội ngũ nhân sự đến trang thiết bị nội - ngoại thất… Ngoài ra, SeABank cũng liên tục đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu dịch vụ đa dạng của khách hàng, đặc biệt hệ thống quản trị lõi ngân hàng của SeABank đã được tổ chức Global Banking and Finance Review (GBAF) trao tặng danh hiệu “Hệ thống quản trị lõi ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2015” đồng thời được ICT Index 2011 xếp hạng trong số 5 ngân hàng có hệ thống CNTT tốt nhất Việt Nam.
Từ giữa năm 2014 chiến lược bán lẻ của SeABank tiếp tục có những bước phát triển quan trọng khi ngân hàng này liên tiếp ký kết hợp tác chiến lược với các đối tác lớn hàng đầu trong nước như: Mercedes-Benz Việt Nam, Thaco Trường Hải, Novaland…, qua đó giúp khai thác tối đa lợi thế của cả hai bên bằng các dịch vụ như trả lương qua tài khoản, mở thẻ đồng thương hiệu cho khách hàng của đối tác, hợp tác cho vay mua nhà, mua ô tô với lãi suất ưu đãi.… Nhờ vậy, con số khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ của SeABank đã tăng gấp 8 lần so với cuối năm 2009 lên đến hơn 500.000 khách hàng.
Bên cạnh đó, SeABank cũng nghiên cứu và liên tục đưa ra nhiều giải pháp và sản phẩm dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu và năng lực tài chính của từng loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể hay các doanh nghiệp lớn. Ngân hàng luôn áp dụng các chính sách ưu đãi hấp dẫn về tín dụng, về phí thanh toán, bảo lãnh cho khách hàng tốt, khách hàng trung thành. Chính vì vậy, SeABank đã được tạp chí International Financial Magazine (Anh Quốc) đã bình chọn và vinh danh là “Ngân hàng có dịch vụ khách hàng doanh nghiệp tốt nhất Việt Nam 2015” và tổ chức Global Banking & Finance Review trao tặng giải thưởng “Ngân hàng có Dịch vụ khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển tốt nhất 2015”.
Cùng với việc khai thác lợi thế từ các khách hàng doanh nghiệp sẵn có và liên tục đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chuyên biệt phù hợp với từng đối tượng khách hàng, SeABank cũng chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ cũng như nâng cao vị thế, hình ảnh thương hiệu SeABank trong lòng khách hàng.
Với những nỗ lực không ngừng đó, SeABank đã liên tiếp được vinh danh trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ với các giải thưởng quốc tế như Ngân hàng có dịch vụ khách hàng tốt nhất Việt Nam 2013 (GBAF), Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2013 (The Asian Banker, Thương hiệu Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2014 (Global Brands Magazine), Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2014 (Global Financial Market Review)... Mới đây nhất, SeABank tiếp tục được GBAF trao tặng giải thưởng “Ngân hàng có Dịch vụ khách hàng Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ phát triển tốt nhất 2015”.
Theo các chuyên gia đánh giá thì thị trường Việt nam dành cho các ngân hàng bán lẻ là rất tiềm năng bởi mới chỉ có 20% dân số có sử dụng dịch vụ ngân hàng. Thế nhưng dù miếng bánh bày ra đã lâu nhưng các ngân hàng không dễ gì chiếm hữu. Con đường để trở thành ngân hàng bán lẻ chuyên nghiệp không chỉ cần đầu tư lớn cho công nghệ và hạ tầng mà còn phải chịu áp lực từ xu hướng thắt lưng buộc bụng của người tiêu dùng. Và để chiến thắng trong cuộc chiến đó, không chỉ SeABank mà các ngân hàng nội sẽ cần nhiều chiến lược phát triển bán lẻ sáng tạo và bền vững.