TTCK sáng 22/4: Thử thách mốc hỗ trợ mạnh
Các chỉ số đã thử thách các mức hỗ trợ mạnh trong phiên sáng đầu tuần. Trong khi VN-Index nảy lên khi xuyên qua mốc 470, thì HNX-Index để mất mốc 60 điểm.
Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index giảm 1,4 điểm (-0,3%) xuống 471,81 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 1,5 triệu đơn vị, trị giá 23,47 tỷ đồng.
Bước vào đợt khớp lệnh liên tục, thị trường vẫn duy trì sắc đỏ, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn giao dịch trần lắng quanh mốc tham chiếu hoặc giảm điểm nhẹ.
MSN và VNM cùng có mức giảm 1.000 đồng/cp; KDC mở cửa giảm 1.200 đồng/cp cũng kéo sát khoảng cách giảm hơn khi đang giao dịch quanh mức giảm 1.000 đồng, với giá 47.500 đồng/cp.
Trong nhóm VN30, cổ phiếu có mức tăng tốt nhất là PNJ và HSG với mức tăng 1.000 đồng/cp; tiếp đến có GAS và FPT tăng 500 đồng/cp…
9h25, thị trường vẫn giữ sắc đỏ nhẹ, chỉ số VN-Index giảm 0,68 điểm, xuống 472,53 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt 2,88 triệu đơn vị, trị giá 45,03 tỷ đồng.
Đà giảm của thị trường được gia tăng khi đồng loạt các mã lớn giảm điểm như; GAS giảm 500 đồng/cp; GMD giảm 1.000 đồng/cp… kéo VN-Index xuyên thủng mốc 470 điểm.
9h52, Chỉ số VN- Index đã xuống mốc 469,39 điểm, giảm 3,82 điểm, tổng giá trị giao dịch toàn sàn đạt 106 tỷ đồng.
Trái ngược với sàn HOSE, trên sàn HNX sắc xanh xuất hiện ngay từ khi mở cửa phiên giao dịch. Đến thời điểm 9h27, HNX-Index tăng 0,05 điểm (+0,09%) tổng khối lượng giao dịch đạt 1,4 triệu đơn vị, trị giá 11,82 tỷ đồng.
Hầu hết các mã cổ phiếu trong nhóm HNX30 đều giao dịch quanh mốc tham chiếu và có sự tăng điểm nhẹ.
Tuy nhiên, đến 9h30, thị trường không giữ được sắc xanh quay đầu giảm điểm, sắc đỏ bắt đầu xuất hiện trên HNX. Chỉ số HNX30 lúc này đứng ở mốc 58,26 điểm, giảm 0,1 điểm.
Trong nhóm HNX30, các cổ phiếu VCG, SHB, SCR, PVS cùng giảm 100 đồng/cp.
Thị trường tiếp tục giảm mạnh cho đến hết phiên sáng.
Kết thúc phiên giao dịch buổi sáng, trên sàn HOSE, chỉ số VN-Index đứng ở mốc 484,16 điểm, giảm 10,11 điểm (-2,05%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 30,7 triệu đơn vị, tương đương giá trị 526,48 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 2,1 triệu đơn vị, giá trị 47,08 tỷ đồng.
Cả sàn có 43 mã tăng, 157 mã giảm, 47 mã đứng giá.
Với 1 mã tăng, 2 mã đứng giá, 27 mã giảm giá, chỉ số VN30-Index đứng ở mức 546,28 điểm, giảm 11,49 điểm (-2,06%).
Những phút sau đó, dù có thời điểm hồi phục và lấy lại được mốc 470 điểm, nhưng sắc đỏ vẫn thống lĩnh trên cả hai sàn khi đóng cửa phiên sáng.
Kết thúc phiên giao dịch buổi sáng, trên sàn HOSE, chỉ số VN-Index đứng ở mốc 470,24 điểm, giảm 2,97 điểm (-0,63%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 21,5 triệu đơn vị, tương đương giá trị 365 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 1,37 triệu đơn vị, giá trị 57,45 tỷ đồng (chủ yếu là giao dịch thỏa thuận của VCF đạt hơn 40 tỷ đồng).
Cả sàn có 69 mã tăng, 118 mã giảm, 61 mã đứng giá.
Với 6 mã tăng, 8 mã đứng giá, 16 mã giảm giá, chỉ số VN30-Index đứng ở mức 528,01 điểm, giảm 4,43 điểm (-0,83%).
Trong nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn, ngoài VIC và GMD gia tăng khoảng cách giảm điểm, với mức giảm tương ứng 1.500 và 1.800 đồng/cp; các mã còn lại như GAS, VNM, MSN quay về mốc tham chiếu.
Một số mã trong nhóm VN30 cũng có sự bứt phá từ mức giảm mạnh đầu phiên đã có được sắc xanh, hãm bớt đà giảm cho VN-Index. Cụ thể, VSH, PNJ tăng nhẹ 100 đồng/cp; trong khi DRC và BVH tăng 300 đồng/cp.
ITA và CII là hai mã có khối lượng giao dịch lớn nhất trên HOSE, nhưng cũng chỉ đạt mức trên 1 triệu đơn vị.
Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 73 mã, với tổng khối lượng đạt 1,27 triệu đơn vị. Trong đó, cổ phiếu VOS được mua nhiều nhất đạt 164.000 đơn vị.
Trên sàn HNX, sắc đỏ cũng kéo dài cho đến hết phiên. Kết thúc phiên sáng chỉ số HNX30-Index giảm 0,38 điểm (-0,65%) xuống 57,98 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 14 triệu đơn vị, trị giá 102 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 755.529 đơn vị, trị giá 3,2 tỷ đồng.
Trong nhóm HNX30, với 3 mã tăng, 14 mã giảm, 11 mã đứng giá, 2 mã không giao dịch, chỉ số HNX30-Index giảm 0,92 điểm (--0,85%), xuống 107,51 điểm.
Hai cổ phiếu FLC và SHS với được bổ sung vào rổ HNX30 thay cho PVI và PV2 đều có mức giảm 100 đồng/cp, hiện cả hai mã này cùng đang giao dịch tại mức giá 6.200 đồng/cp.
SHB là cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất trên HOSE, đạt 3,76 triệu đơn vị. Tiếp đến là SCR với 1,76 triệu đơn vị.
Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 29 mã với tổng khối lượng 485.800 cổ phiếu (trong đó họ mua vào nhiều nhất là cổ phiếu PGS với 96.100 cổ phiếu), đồng thời bán ra 10 mã với tổng khối lượng 351.000 cổ phiếu
Chỉ số VIR-50 đo lường biến động của 50 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trên TTCK Việt Nam phiên này giảm 4,92 điểm xuống còn 457,68 điểm (-1,06%). Trong đó có 11 mã tăng giá, 25 mã giảm và 14 mã đứng giá. Tăng mạnh nhất phải kể đến các mã như PPC (2,7%), LAS (1,4%), HSG (1,1%), VSH (0,8%) và DRC (0,8%). Giảm mạnh nhất là các mã như DPR (-6,9%), GMD (-5,9%), CII (-5,5%), ITA (-5,1%) và KBC (-4,8%).
Theo số liệu trên bảng điện tử, DPR giảm mạnh nhất với 4.000 đồng/cổ phiếu, tương đương giảm 6,9%, tuy nhiên, hôm nay là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ 15% (1.500 đồng/cổ phiếu) của mã này. Do đó, thực chất DPR chỉ giảm 2.500 đồng/cổ phiếu, tương đương giảm 4,42%.