Số dư tiền mặt tăng đột biến, doanh nghiệp của ông Đặng Thành Tâm làm ăn ra sao?
Số dư tiền mặt và đầu tư tiền gửi ngắn hạn của KBC ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, đạt 6,24 nghìn tỷ đồng vào cuối quý 1/2024.
Mở cửa phiên giao dịch sáng nay, thị trường chung khá phân hóa, đặc biệt là giao dịch thiếu khả quan ở một số mã lớn, đã khiến VN-Index chỉ lình xình tăng và có lúc bị đẩy về sát mốc tham chiếu.
Áp lực bán gia tăng ở nhóm cổ phiếu bluechip đã khiến thị trường đảo chiều điều chỉnh ngay sau đó. Áp lực bán của khối ngoại không chỉ khiến cho nhiều mã cổ phiếu có vốn hóa lớn bị kéo xuống, mà còn tạo tâm lý tiêu cực cho cả thị trường, đặc biệt là trong phiên chiều.
Cổ phiếu ngân hàng vẫn là gánh nặng lớn nhất với thị trường. Nhóm bất động sản giao dịch phân hóa với HDC tăng trần, L14 tăng 6,2% lên 40.900 đồng/cp, PDR tăng 3,9%, LDG (+2,9%), HPX (+2,5%),...
Kết quả phiên giao dịch ngày 22/5, Vn-Index giảm 10,23 điểm (tương đương 0,8%) xuống còn 1.266,91 điểm. HNX-Index tăng 1,86 điểm (0,76%) đạt 245,15 điểm. UPCoM-Index tăng 0,25 điểm (0,27%) lên 94,7 điểm.
Thị trường giao dịch kém sắc
Thanh khoản tăng mạnh so với phiên hôm qua. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 33,6 nghìn tỷ đồng. Toàn sàn HoSE có 291 mã giảm, 50 mã đứng giá và 173 mã tăng.
Khối ngoại bán ròng phiên thứ 4 với giá trị lên đến 857 tỷ đồng. Trong đó, nhóm cổ phiếu họ Vingroup bị bán ròng mạnh nhất. Theo thống kê, VHM bị bán ròng 127 tỷ đồng, VIC bị bán ròng 113 tỷ đồng, VRE bị bán ròng 55 tỷ đồng.
FPT là cổ phiếu tác động tích cực nhất đến chỉ số chính khi mang về cho Vn-Index 0,63 điểm. Ở chiều ngược lại, VPB lấy đi của Vn-Index 0,95 điểm.
Phiên này, KBC của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc giảm 1,27%, còn 31.000 đồng/cổ phiếu. Phiên giảm hôm nay đã chấm dứt chuỗi tăng dài của mã cổ phiếu này.
Liên quan đến KBC, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc ghi nhận kết quả kinh doanh quý 1/2024 không mấy khả quan với doanh thu thuần giảm mạnh 93,1% so với cùng kỳ năm ngoái và 82% so với quý trước, dẫn đến lỗ ròng 76,7 tỷ đồng, so với lợi nhuận ròng lần lượt là 1,06 nghìn tỷ đồng và 131 tỷ đồng trong Q1/2023 và Q4/2023.
Nguyên nhân chính dẫn đến kết quả tiêu cực này là do doanh thu từ cho thuê đất KCN sụt giảm đáng kể do KBC không bàn giao được diện tích đất mới trong quý. Ngoài ra, chi phí bán hàng và quản lý (SG&A) cao cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty, chiếm 75,1% doanh thu thuần do doanh thu thấp.
Số dư tiền mặt của KBC tăng cao
Số dư tiền mặt và đầu tư tiền gửi ngắn hạn của KBC ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, đạt 6,24 nghìn tỷ đồng vào cuối quý 1/2024. So với quý 4/2023, con số này tăng gần 5,4 nghìn tỷ đồng, chủ yếu nhờ nguồn tiền đặt cọc cho dự án Khu đô thị Tràng Cát.
Dự án này có quy mô gần 585 ha tại Hải Phòng, trong đó 282,14 ha dành cho đất ở và thương mại. KBC đã lấy dự án này làm tài sản thế chấp để vay vốn đầu tư từ năm 2013 và hiện đang nỗ lực hoàn tất các thủ tục pháp lý trước khi tiến hành mở bán.
SSI Research dự báo doanh thu doanh thu thuần và LNST năm 2024 của Kinh Bắc dự kiến đạt 4,92 nghìn tỷ đồng và 1,36 nghìn tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ do ảnh hưởng từ việc chậm phê duyệt KCN Tràng Duệ 3. Trường hợp KCN Tràng Duệ 3 không được phê duyệt đúng hạn, con số này có thể giảm xuống 3,1 nghìn tỷ đồng doanh thu và 839 tỷ đồng LNST.
Nguồn: [Link nguồn]
Cây cầu này được xây dựng quy mô lớn, hoành tráng với số tiền đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.