Đại gia thép Thái Nguyên ghi nhận mức lỗ sâu nhất trong một quý, nợ phải trả lên tới gần 9.000 tỷ đồng
Tổng nợ phải trả của công ty đã tăng gần 7% lên 8.785 tỷ đồng.
Vn-Index mở cửa với mức tăng gần 3 điểm. Sắc xanh chiếm ưu thế trên bảng giao dịch điện tử. Trong nhóm cổ phiếu ngân hàng, HDB là mã có diễn biến tích cực nhất về giá khi tăng 1,8% lên 16.750 đồng.
Mức tăng lớn nhất của Vn-Index trong phiên sáng đạt được là 4,36 điểm vào lúc 9h10. Tuy nhiên, đà tăng không được duy trì trong khoảng thời gian còn lại của phiên sáng. Nhóm bất động sản sắc đỏ cũng chiếm ưu thế do áp lực chốt lời ngắn hạn gia tăng sau chuỗi tăng vừa qua.
Phiên chiều, chỉ số chính biến động như tàu lượn, hết đỏ lại xanh và ghi nhận đà giảm khi kết phiên, dứt chuỗi 8 phiên tăng liên tiếp.
Kết phiên hôm nay 19/7, VN-Index giảm 1,11 điểm (tương đương 0,09%) còn 1.172,98 điểm. HNX Index tăng 0,51 điểm, tương đương tăng 0,22%, lên 231,47 điểm. Upcom Index tăng 0,11 điểm, tương đương 0,13%, đạt 87,13 điểm.
Chứng khoán đã dứt chuỗi 8 phiên tăng liên tiếp
Thanh khoản tiếp tục giảm sút so với phiên hôm qua, đạt hơn 20,1 nghìn tỷ đồng. Toàn sàn HoSE có 185 mã tăng, 276 mã giảm và 67 mã đứng giá.
Phiên này, VCB là cổ phiếu tác động tích cực nhất lên chỉ số chính khi đem về cho Vn-Index 2,66 điểm. Ở chiều ngược lại, VIC lấy đi của VN Index 0,66 điểm.
TIS của CTCP Gang thép Thái Nguyên ghi nhận phiên giảm thứ 2 liên tiếp. Chốt phiên, cổ phiếu này để mất 1,89% còn 5.200 đồng/cổ phiếu.
Liên quan đến TIS, theo báo cáo tài chính vừa công bố, quý 2/2023 CTCP Gang thép Thái Nguyên ghi nhận mức lỗ nặng 98 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 4 tỷ đồng. Đây là mức lỗ sâu nhất trong một quý của Gang thép Thái Nguyên kể từ cuối năm 2018.
Công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.946 tỷ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ. Do kinh doanh dưới giá vốn, Gang thép Thái Nguyên lỗ gộp gần 24 tỷ đồng trong kỳ.
Giải trình về kết quả này, công ty cho biết do sản lượng tiêu thụ thép trong nửa đầu năm giảm so với cùng kỳ; giá bán thép giảm mạnh, trong khi giá nguyên liệu đầu vào giảm chậm hơn đà giảm của giá thép, đồng thời tổng các chi phí tăng so với cùng kỳ.
Gang thép Thái Nguyên kinh doanh gặp khó
Từ đầu năm tới nay, nhu cầu thép vẫn yếu tại nhiều thị trường và tác động tiêu cực đến giá bán thép thành phẩm. Từ đầu năm đến nay, giá thép trong nước đã liên tục ghi nhận giảm 14 lần trong khi sức tiêu thụ chưa được cải thiện.
Tổng nợ phải trả của công ty đã tăng gần 7% lên 8.785 tỷ đồng. Trong đó, vay nợ thuê tài chính ngắn hạn đạt 2.994 tỷ đồng, tăng khoảng 3,3% so với đầu năm, vay nợ thuê tài chính dài hạn đạt 1.717 tỷ đồng, tăng 14 tỷ đồng so với con số đầu năm. Như vậy, tổng nợ thuê tài chính của Gang thép Thái Nguyên đạt 4.711 tỷ đồng, chiếm tới 54% tổng nợ, và gấp gần 2,6 lần vốn chủ sở hữu.
Nguồn: [Link nguồn]
Công trình đường cao tốc này sẽ có vốn đầu tư lên đến tỷ USD, với 4 làn xe.