Xu hướng người tiêu dùng lựa chọn doanh nghiệp xanh

Khi nhận thức bảo vệ môi trường nâng cao, người tiêu dùng ngày càng chú trọng yếu tố xanh - bền vững khi mua sắm và sử dụng hàng hóa.

Theo khảo sát của Nielsen, 45% số người được hỏi trên toàn cầu sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho sản phẩm thân thiện với môi trường, 41% sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho bao bì thân thiện với môi trường…Thực tế cho thấy, xuất phát từ sự thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng đã thôi thúc toàn bộ ngành sản xuất phải thay đổi để giữ chân và thu hút khách hàng.

Doanh nghiệp chọn sản xuất xanh

Cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đang đứng trước những thách thức về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, kéo theo đó là nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội. Trong những năm gần đây, các cơ quan quản lý đã khuyến khích việc triển khai và áp dụng các chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam nhằm thúc đẩy sản xuất bền vững. Theo đó, sản xuất xanh và tiêu dùng xanh sẽ thúc đẩy sử dụng năng lượng và tài nguyên hiệu quả, hạ tầng bền vững và bảo đảm tất cả mọi người được tiếp cận với các sản phẩm thân thiện môi trường.

Là nhà cung cấp giải pháp đóng gói và chế biến thực phẩm hàng đầu thế giới, Tetra Pak đã có 26 năm gắn bó với người tiêu dùng Việt Nam. Với lời hứa thương hiệu “Bảo vệ những điều tốt đẹp” và mong muốn mang đến cho người tiêu dùng những chiếc hộp giấy đựng thực phẩm đồ uống, như sữa tươi, nước hoa quả,... được sản xuất từ một quá trình xanh, Tetra Pak đã đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng (120 triệu Euro) xây dựng và đưa vào vận hành nhà máy sản xuất hộp giấy vô trùng Tetra Pak Bình Dương.

Với chứng nhận LEED Vàng – Phiên bản 4, nhà máy Tetra Pak Bình Dương hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng.

Với chứng nhận LEED Vàng – Phiên bản 4, nhà máy Tetra Pak Bình Dương hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng.

Đây cũng là nhà máy sản xuất bao bì giấy đầu tiên tại Việt Nam đạt được chứng nhận LEED Vàng - Phiên bản 4, phiên bản mới nhất với những tiêu chuẩn khắt khe nhất về môi trường, Tetra Pak Bình Dương trở thành nhà máy sản xuất bao bì xanh nhất Việt Nam. Phủ xanh 34,6ha diện tích với 31 loại cây khác nhau đã giúp tăng lượng oxy tại nhà máy lên tới 4 lần. Ứng dụng thiết kế và vận hành theo tiêu chuẩn LEED Vàng còn giúp nhà máy tiết kiệm 17.6 triệu lít nước và 8,565 MWh điện/năm, tái sử dụng và tái chế 65% chất thải, giảm phát thải 4.000 tấn CO2 ra môi trường mỗi năm… Hơn 70% sản phẩm trong nhà máy đáp ứng được các yêu cầu về phát thải hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, và đạt được tiêu chuẩn chất lượng không khí đối với 37 hợp chất. Riêng nồng độ formaldehyd thấp hơn tới 66% so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới.

Mang lại lựa chọn bền vững cho người tiêu dùng

Nhờ vậy, người tiêu dùng Việt Nam khi sử dụng sản phẩm hộp giấy của Tetra Pak chính là sự lựa chọn bền vững, góp phần bảo vệ môi trường. Thực tế, những chiếc vỏ hộp giấy đựng thực phẩm lỏng như hộp sữa, hộp nước quả… với thiết kế, mẫu mã đa dạng được sản xuất bởi Tetra Pak đã không còn xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam. Với thành phần 75% là giấy bìa, 20% là màng PE và 5% là nhôm, những chiếc hộp giấy này được coi là sản phẩm bền vững không chỉ ở nguyên liệu đầu vào hay quá trình sản xuất, mà còn có thể được tái chế 100%.

Những chiếc hộp giấy đựng thực phẩm đồ uống, như sữa tươi, nước hoa quả,... tại nhà máy Tetra Pak Bình Dương được sản xuất từ một quá trình xanh.

Những chiếc hộp giấy đựng thực phẩm đồ uống, như sữa tươi, nước hoa quả,... tại nhà máy Tetra Pak Bình Dương được sản xuất từ một quá trình xanh.

Là công ty hàng đầu thế giới trong ngành công nghiệp thực phẩm, Tetra Pak tự đặt ra cho mình trách nhiệm thúc đẩy toàn ngành hướng tới sự phát triển bền vững. Cụ thể, nguyên liệu giấy cho những chiếc vỏ hộp giấy của doanh nghiệp Thụy Điển này được lấy từ những cánh rừng tái sinh, luôn được trồng mới và có kiểm soát chặt chẽ tại Bắc Âu. Bìa giấy sẽ được chuyển tới nhà máy Tetra Pak tại Bình Dương, ép cùng màng nhôm siêu mỏng và màng PE và sau đó được chuyển đến các nhà máy sản xuất sữa và đồ uống để tạo ra những hộp sữa, hộp nước quả…. Sau khi sử dụng xong, các vỏ hộp giấy đựng đồ uống có thể được tái chế thành những sản phẩm có ích như lõi giấy, tập sách, hộp carton, túi giấy, tấm lợp sinh thái…

Chị Mỹ Linh (Phan Đăng Lưu, Q. Bình Thạnh, TP.HCM) – một giáo viên tiểu học cho biết: “Khi biết được vỏ hộp sữa của Tetra Pak có thể tái chế thành khung ảnh, sổ tay… rất nhiều em học sinh đã ý thức hơn với việc thu gom vỏ hộp sữa để tái chế. Ngay cả các vị phụ huynh khi sử dụng các sản phẩm có bao bì được sản xuất bởi nhà máy Tetra Pak Bình Dương, cũng cảm thấy yên tâm hơn vì sản phẩm thân thiện với môi trường”.

Còn chị Ánh Hồng (Nguyễn Đình Chiều, Q.3, TP.HCM) chia sẻ, sức khỏe và ô nhiễm môi trường là mối quan tâm hàng đầu của thế hệ người tiêu dùng millennials như chị. Bởi vậy, nhóm người tiêu dùng chiếm đa số này sẽ ngày càng quan tâm đến sản xuất xanh và mua những sản phẩm xanh. “Mình tin rằng những tên tuổi lớn như Tetra Pak đi đầu trong ứng dụng công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất xanh sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp khác trong ngành bao bì giấy thực phẩm tại Việt Nam chuyển đổi theo trong tương lai”, chị Hồng nhấn mạnh.

Thật vậy, vỏ hộp giấy tuy chỉ chiếm một phần nhỏ trong lượng chất thải rắn, nhưng nếu gia tăng sản xuất và sử dụng các sản phẩm bền vững sẽ thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, ít phát thải carbon, góp phần thúc đẩy thu gom và tái chế rác thải tại Việt Nam.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN