Bí mật ít người biết có trong mọi chiếc iPhone mà Apple đã ra mắt
iPhone là một chiếc điện thoại cực kỳ phức tạp mà không phải ai cũng nắm rõ về thứ tạo ra nó.
Apple sử dụng rất nhiều kim loại (bao gồm titanium, sắt và vàng) để tạo ra một chiếc iPhone, trong đó nhôm là thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cụ thể theo ghi nhận từ Motherboard, nhôm chiếm tỷ trọng khoảng 24% của một chiếc iPhone, tiếp theo là sắt với 14%. Các thành phần đồng và cobalt cũng chiếm các tỷ trọng lần lượt là 6% và 5%.
Mặc dù không tồn tại ở dạng tinh khiết trong tự nhiên nhưng nhôm lại là một trong những thành phần kim loại có nhiều nhất trên thế giới. Để tạo ra nhôm, các nhà sản xuất sử dụng phương thức tinh chế từ quặng bô-xit. Trung Quốc là quốc gia sản xuất nhôm lớn nhất trên thế giới nhưng tại Mỹ, nguồn nhập khẩu nhôm lại đến từ Canada.
Bên cạnh các vật liệu trên thì để tạo ra iPhone, Apple cũng sử dụng các nguyên tố hiếm khác gồm yttrium và europium - vốn đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất pin trên iPhone. Dù chỉ đạt tỷ trọng rất nhỏ nhưng chúng lại đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng giúp iPhone rung khi có tin nhắn hay tạo ra màu sắc cho màn hình…
Nhưng sự bùng nổ của thị trường smartphone khiến các nhu cầu dành cho các nguyên tố nói trên cao hơn. Việc khai thác các nguồn tài nguyên không đúng cách dẫn đến các phóng xạ cũng như nguồn carcinogens nhiễm vào nguồn nước ảnh hưởng môi trường sống. Thậm chí quá trình khai thác cũng phá hủy rừng, gây ảnh hưởng đến đất nông nghiệp và đặc biệt thợ khai thác cũng nhiễm độc có thể gây ung thư và nhiều bệnh khác.
Hiện tại Apple đang tìm cách giảm và thậm chí ngừng sử dụng các nguyên tố nói trên để thay thế bằng các vật liệu tái chế, giúp đảm bảo môi trường xanh hơn.
Bước vào thập niên thứ 2 của kỷ nguyên iPhone, nhà táo khuyết sẽ phải học hỏi những thủ thuật mới và làm chủ các...