Lịch sử bikini: Từng là bộ đồ bị giáo hội cấm cửa

Trang phục đi biển siêu "hot" của phái đẹp cũng có số phận lận đận không kém gì những thiết kế thời trang gợi cảm khác.

Bikini: Bùng nổ như bom nguyên tử

Những bộ bikini chúng ta thường thấy trên bãi biển mỗi khi hè về thực ra là một thiết kế cổ xưa có niên đại từ 1400 năm trước công nguyên. Điều này được thể hiện trên những chiếc bình cổ Hy Lạp và tranh thời La Mã, người ta thấy phụ nữ mặc đồ hai mảnh để chơi thể thao. Bên trên là áo nịt ngực (được gọi là mastodeton hay apodesmos) bên dưới mặc quần ngắn. Ngoài ra bức tượng Venus bằng đá cẩm thạch được tìm thấy ở Pompeii cũng cho thấy thần Vệ Nữ mặc trang phục có nét tương đồng với bikini.

Tác phẩm được tìm thấy ở Villa Romana Del Casale ở Sicily.

Tác phẩm được tìm thấy ở Villa Romana Del Casale ở Sicily.

Tiền thân của bikini là áo tắm một mảnh xuất hiện vào năm 1907 khi vận động viên người Úc Annette Kellerman mặc nó trên bãi biển Boston. Năm 1913, lấy cảm hứng từ bộ đồ bơi được giới thiệu trong thế vận hội mùa hè Carl Jantzen đã tạo ra trang phục đi biển hai mảnh đầu tiên, một bộ đồ bó sát với quần short ở phía dưới và áo tay ngắn ở phía trên. Qua những năm 30 phần phần viền áo che lưng và tay áo biến mất, kiểu dáng ôm sát cơ thể, chất liệu mới như cao su và nylon được sử dụng.

Bộ đồ tắm 2 mảnh của Carl Jantzen.

Bộ đồ tắm 2 mảnh của Carl Jantzen.

Trong thập niên 40, các nhà mốt đẩy nhanh ranh giới của những bộ đồ tắm. Nhà thiết kế người Pháp tên Jacques Heim đã thiết kệ bộ đồ bơi hai mảnh có tên là "atome" và được coi là bộ đồ bơi nhỏ nhất thế giới. Cũng trong thời điểm đó, kỹ sư Louis Réard đã tạo nên bộ trang phục "nhỏ hơn cả bộ đồ tắm nhỏ nhất".

Mặc dù có sự tranh cãi xem Jacques Heim hay Louis Réard mới là cha đẻ của thiết kế này nhưng tất cả đều đồng ý ngày 5/7/1946 là ngày bikini ra đời. Cách gọi này được lấy cảm hứng từ hòn đảo cùng tên, nơi Mỹ thử nghiệm hạt nhân như lời khẳng định bikini sẽ bùng nổ trong làng thời trang.

Bikini bùng nổ như bom nguyên tử quả không sai.

Bikini bùng nổ như bom nguyên tử quả không sai.

Lận đận đến với tín đồ làng mốt

Điều đáng nói là ban đầu không một người mẫu Pháp nào dám mặc thiết kế của Louis Réard. Ông phải thuê vũ nữ thoát y để tránh những dị nghị không đáng có, khi ấy chỉ Micheline Bernardini là mạnh dạn mặc bikini trong khi tất cả đều e ngại trước thiết kế quá táo bạo này.

Micheline Bernardini là người phụ nữ đầu tiên mặc bikini, kích cỡ chỉ bằng một hộp diêm.

Micheline Bernardini là người phụ nữ đầu tiên mặc bikini, kích cỡ chỉ bằng một hộp diêm.

Người làm thay đổi hoàn toàn sự xuất hiện của bikini trong làng thời trang là ngôi sao của bộ phim “God Created” Brigitte Bardot. Hình ảnh cô mặc áo tắm hai mảnh trên bãi biến đã trở thành xu hướng. Người ta cho rằng Brigitte Bardot đã làm nhiều cho nền kinh tế Pháp hơn cả ngành công nghiệp xe hơi. Từ đất nước của tháp Eiffel, bikini nhanh chóng phổ biến ở các nước châu Âu.

Brigitte Bardot giúp bikini trở thành xu hướng.

Brigitte Bardot giúp bikini trở thành xu hướng.

Sau đó hàng loạt hình ảnh kinh điển của các minh tinh như khoảnh khắc Ursula Andress sải bước trên vùng biển Caribbean với bộ bikini tự chế trong bộ phim “Dr No” năm 1962 hay Actress Raquel chụp hình cho bộ phim cô quảng bá mang tên "One Million Years B.C". Thời gian này nhiều ngôi sao như Marilyn Monroe, Jayne Mansfield cũng đã mặc bikini.

Tấm ảnh kinh điển của Ursula Andress được bán đấu giá 61 500 USD vào năm 2011.

Tấm ảnh kinh điển của Ursula Andress được bán đấu giá 61 500 USD vào năm 2011.

Nhà nghiên cứu lịch sử thời trang người Pháp Olivier Saillard nói rằng bikini là loại trang phục đi biển phổ biến nhất trên toàn cầu vì sức mạnh của phụ nữ không phải sức mạnh của thời trang, sự giải phóng của đồ bơi liên quan đến sự giải phóng của phụ nữ.

Trang phục “tội lỗi”

Bikini bị Giáo hội Vatican lên án dữ dội vì đi ngược lại chuẩn mực đạo đức của phụ nữ và bị tuyên bố là có tội. Áo tắm hai mảnh bị cấm trong các cuộc thi sắc đẹp thế giới sau cuộc thi Miss World tại London năm 1951 tiếp đó là Bỉ, Ý, Tây Ban Nha... Ở Mỹ, mãi đến năm 1977 phần thi bikini mới được cho phép tại cuộc thi Hoa hậu nhưng vào năm 2018, tổ chức Hoa hậu nước này một lần nữa hủy bỏ thi áo tắm. "Chúng tôi không còn đánh giá các thí sinh dựa trên ngoại hình, thể chất của họ" - bà Gretchen Carlson, chủ tịch của tổ chức lên tiếng.

Nhiều người cho rằng phần thi áo tắm là không cần thiết.

Nhiều người cho rằng phần thi áo tắm là không cần thiết.

Ở Việt Nam, bikini bắt đầu du nhập từ thời Pháp thuộc và bị chi trích nặng nề bởi Việt Nam là một quốc gia phương Đông, ảnh hưởng của Nho giáo và đạo Khổng, việc phô bày hình thể của phụ nữ một cách táo bạo như trên bị xem là trái thuần phong mỹ tục. Năm 1988, Việt Nam bắt đầu tổ chức cuộc Hoa hậu, ban đầu không có phần thi áo tắm sau đó là áo tắm một mảnh mãi đến năm 2008 mới là bikini.

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trong trang phục bikini.

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trong trang phục bikini.

Ông Lê Minh Tuấn - Phó cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn từng lên tiếng về việc sẽ lấy ý kiến xem xét bỏ hay không phần thi áo tắm trong các cuộc thi Hoa hậu tiếp theo nhằm gửi gắm thông điệp văn hóa về ủng hộ nữ quyền và chống nạn bình phẩm, chế giễu thân thể phụ nữ.

Nhiều người cho rằng phần thi bikini trong các cuộc thi Hoa hậu là tàn dư của thời Trung cổ khi nữ nô lệ phải trình diễn công khai thân thể của mình trên sân khấu để chủ nô bình phẩm và quyết định mua về. Trong khi hoàn toàn có thay thế bikini bằng các trang phục khác kín đáo hơn nhưng vẫn tôn lên nét đẹp hình thể như đồ thể thao.

Từ lâu trình diễn áo tắm là phần thi truyền thống của cuộc thi Hoa hậu.

Từ lâu trình diễn áo tắm là phần thi truyền thống của cuộc thi Hoa hậu.

Bikini cũng như các thiết kế gợi cảm khác luôn vướng phải những ý kiến trái chiều. Về mặt tích cực, nó giúp giải phóng phụ nữ khỏi những quan điểm nam quyền, gò ép họ và không cho họ quyền tự hào về thân hình của bản thân. Nhưng tiêu cực cũng có, khi nó đi lệch khỏi đường ray trên, trở nên tầm thường, gợi dục.

Lịch sử quần hot pant: Từng bị coi là ”thứ đồ quảng cáo ngoại tình”

Món đồ “siêu hot” của mùa hè này đã có một lịch sử dài lâu, từng chịu phận “con ghẻ” hắt hủi, thậm chí bị...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hồng Linh ([Tên nguồn])
Phiếm chuyện thời trang Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN