Thầy giáo trẻ về quê chế biến củ nghệ vàng, bỏ túi trăm triệu/năm

Sự kiện: Kinh Doanh

Để giúp bà con tiêu thụ nông sản làm ra, thầy giáo trẻ người Nùng Hoàng Trọng Nghĩa, trú tại thôn Mu Cai Pha, xã Quan Sơn, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn đã lập nên cơ sở thu mua và chế biến tinh bột nghệ, và xưởng sản xuất rượu men lá truyền thống. Xưởng sản xuất không chỉ tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương mà còn giúp thầy giáo trẻ thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Thầy giáo Nghĩa sinh ra trong gia đình thuần nông, từ nhỏ đã quen với công việc chăn nuôi, trồng trọt. Kể về cơ duyên đến với nghề, anh cho biết: “Năm 2010, sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên,  tôi tham gia công tác giảng dạy ở quê hương Quan Sơn vài tháng. Khi đến nhà phụ huynh học sinh, tôi thấy gia cảnh nhiều học sinh rất khó khăn trong khi đó trong vườn, trên đồi, núi ven nhà thì đầy rẫy củ nghệ, men lá nhưng không bán được ra tiền, chỉ để đấy..”.

Nghĩ đến công sức của người nông dân nên anh đã nảy ra ý tưởng sản xuất các sản phẩm tinh chế từ củ nghệ. Và từ đó, thầy giáo trẻ ấp ủ suy nghĩ về công thức, cách làm và hướng đi để củ nghệ đặc sản quê hương trở thành hàng hóa không chỉ  bán ra thị trường trong nước mà còn xuất ra cả nước ngoài.

Thầy giáo trẻ về quê chế biến củ nghệ vàng, bỏ túi trăm triệu/năm - 1

Quan Sơn là vùng có nguyên liệu nghệ đỏ (nghệ nếp) có hàm lượng Nano Curcumin cao, rất tốt cho sức khỏe. Toàn xã có gần 200 tấn nghệ/năm và nhà nào cũng trồng nghệ, nhưng giá cả bán bấp bênh; có những vụ gần như bỏ đi vì bán không được. Nhưng giờ đây Quan Sơn đã thay da đổi thịt, cuộc sống người dân ấm no hơn. Trên các mảnh vườn, triền đồi, đâu đâu cũng thấy những vạt nghệ, vạt gừng xanh mướt.

Thầy giáo trẻ về quê chế biến củ nghệ vàng, bỏ túi trăm triệu/năm - 2

Anh Nghĩa đã dành hàng tháng trời đi thăm quan, học hỏi các mô hình phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh. Giữa năm 2017, nhận thấy thị trường đang có nhu cầu sử dụng tinh bột nghệ nên anh tự mày mò học hỏi, tìm hiểu về cách sản xuất; cũng như mạnh dạn vay vốn khởi nghiệp để đầu tư nhà xưởng, trang thiết bị, thuê nhân công lao động tiến hành sản xuất làm ra sản phẩm đặc sản riêng có ở quê hương mình.

Là người năng động, chịu khó tìm tòi và học hỏi, trải qua nhiều lần thất bại trong quá trình sản xuất nhưng không khiến anh nản chí. Những lần vấp ngã là những lần anh đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm và từ đó làm ra được sản phẩm ưng ý như hiện nay.

Thầy giáo trẻ về quê chế biến củ nghệ vàng, bỏ túi trăm triệu/năm - 3

Hiện tại, mỗi ngày xưởng của anh sản xuất được khoảng 50 kg tinh bột nghệ, phân phối ra thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận mà không đủ đáp ứng. Với giá bán hiện nay là hơn 500.000 đồng/kg, mỗi tháng, trừ các khoản chi phí, anh thu về hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra anh còn thu mua, sấy khô nghệ và gừng để xuất khẩu ra nước ngoài như Ấn Độ, Thái Lan,… Mỗi năm xưởng của anh thu mua hết sản phẩm gừng, nghệ của bà con nông dân trên địa bàn xã, các vùng lân cận và thu mua từ trong Tây Nguyên với số lượng khoảng 200 tấn/năm.

Thầy giáo trẻ về quê chế biến củ nghệ vàng, bỏ túi trăm triệu/năm - 4

Xưởng sản xuất tinh bột nghệ của anh tạo việc làm thường xuyên cho 27 người với thu nhập bình quân trên 5 triệu đồng/người/tháng. Không chỉ quản lý xưởng thu mua, chế biến nghệ, thầy giáo trẻ Hoàng Trọng Nghĩa còn đang duy trì và phát triển một xưởng sản xuất rượu men lá truyền thống tạo viêc làm và thu nhập cho nhiều người dân trong vùng. Với doanh thu 8-10 tỷ/năm, sau khi trừ hết các chi phí mỗi năm thầy giáo trẻ Hoàng Trọng Nghĩa bỏ túi vài trăm triệu đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Chang Liễu (Dân Việt)
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN