Náo loạn thị trường với thông tin giao dịch lan giá khủng tới 90 tỷ đồng

Thị trường tuần qua xôn xao thông tin những giao dịch lan khủng, Vingroup sản xuất điện thoại 5G, phát hiện kho hàng lậu khổng lồ tại Lào Cai,…

Thị trường lan rộ thông tin với nhiều giao dịch khủng

Thời gian gần đây, giao dịch mua – bán hoa lan đột biến gen diễn ra khá sôi động, khi các nhà vườn ở Vĩnh Phúc, Ba Vì, Hưng Yên, Bình Dương… liên tục chuyển nhượng lan quý hiếm với giá hàng tỷ đồng như: lan Bảo Duy 5 cánh trắng, lan Hiển Oanh hay lan Bạch Tuyết, với giá trị từ vài trăm nghìn đồng đến 5 tỷ đồng/chậu cây.

Mới đây nhất là thương vụ nhượng một kie (mầm non mọc ra từ mắt ngủ trên thân cây lan) có giá trị tới 15 tỷ đồng như "Huyền thoại bướm đại ngàn" vừa được sang tay cách đây 2 ngày khiến cộng đồng người chơi lan đột biến không khỏi xôn xao bởi giá trị quá "khủng".

Cây lan được cho là giao dịch với giá không tưởng 90 tỷ đồng

Cây lan được cho là giao dịch với giá không tưởng 90 tỷ đồng

Giao dịch 15 tỷ đồng cho 1 kie lan dài chừng 3cm chưa hạ nhiệt thì cộng đồng chơi lan lại dậy sóng bởi thông tin giao dịch bí mật giò lan trị giá 90 tỷ đồng.

Theo nhiều người sành chơi, gọi là lan đột biến vì nó có dáng vẻ độc đáo, khác biệt về màu sắc, hình dáng hoa, độ dày của cánh. Mỗi loại lan đột biến lại mang lại sự kích thích, hưng phấn cho người chơi. Chính bởi thế, loại lan đột biến gene được nhiều người săn lùng ráo riết dù có giá “trên trời” do được tính theo chiều dài của thân, sự độc đáo của "mặt hoa" và mức độ hiếm có của nó.

Trên thực tế, nhiều thương vụ mua bán, giao dịch lan đột biến gần đây diễn ra công khai trên mạng xã hội. Người chơi muốn sở hữu một giò lan đột biến phải có trong tay hàng trăm triệu đồng, thậm chí cả chục tỷ đồng.

Tuy nhiên, cũng chưa thể kiểm chứng hết được đây là giao dịch thật hay là chiêu trò đẩy giá của một bộ phận chơi lan.

Vingroup công bố sản xuất điện thoại 5G đầu tiên

VinSmart, một công ty con của Vingroup của Việt Nam, đã sản xuất chiếc điện thoại thông minh 5G đầu tiên với sự hợp tác với Qualcomm của Hoa Kỳ (NASDAQ: QCOM)

Vsmart Aris 5G là thành quả của quá trình hợp tác giữa Qualcomm và VinSmart. Sản phẩm thuộc phân khúc cận cao cấp, sở hữu những tính năng cao cấp và độc đáo như khung kim loại nguyên khối, hỗ trợ mạng 5G Sub 6 GHz, tích hợp chip bảo mật lượng tử. Đặc biệt, sản phẩm sử dụng chipset Snapdragon 765 tiên tiến có hiệu năng vượt trội và khả năng hỗ trợ nhiều công nghệ.

 Điện thoại 5G được Vingroup sản xuất

 Điện thoại 5G được Vingroup sản xuất

Vsmart Aris 5G là sản phẩm đầu tiên trên thế giới sử dụng nền tảng thiết kế dạng module, cho phép thiết kế phần cứng linh hoạt, rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm, hỗ trợ hầu hết những dải tần số sử dụng tại các thị trường. Đặc điểm quan trọng này sẽ đem lại nhiều lợi thế cho chiến lược kinh doanh toàn cầu của VinSmart trong thời gian tới.

Tuy nhiên, công ty không nói khi nào họ có kế hoạch đưa chiếc điện thoại này ra thị trường, hay có bao nhiêu chiếc được dự định sẽ sản xuất.

Giá thịt heo nhập cao chót vót

Dù thịt heo nhập khẩu khá rẻ nhưng người tiêu dùng mua lẻ vẫn chịu giá cao. Nguồn thịt đông lạnh nhập khẩu tuy tăng đến 300% so với cùng kỳ năm 2019 nhưng không có tác dụng nhiều trong việc hỗ trợ giảm giá heo trong nước.

Giá bán lẻ thịt heo nhập khẩu ở kênh siêu thị, cửa hàng hiện nay thấp hơn nhiều so với thịt heo tươi trong nước. Tuy nhiên, tại kênh phân phối chợ lẻ, chênh lệch giữa giá thịt đông lạnh nhập khẩu và thịt tươi sống không đáng kể. Cụ thể, tại hệ thống Big C, cốt lết nhập khẩu giá 108.000 đồng/kg, ba rọi 159.500 đồng/kg, nạc 145.000 đồng/kg; còn tại một chuỗi kinh doanh thịt heo nhập khẩu, giá thịt heo đông lạnh (đã rã đông, tẩm ướp gia vị) tương đương giá thịt tươi sống bán ở chợ: ba rọi 200.000 đồng/kg, cốt lết 150.000 đồng/kg, sườn non 214.000 đồng/kg. Tại hệ thống cửa hàng La Maison, dù đang có chương trình khuyến mãi nhưng cốt lết Canada vẫn có giá 140.000 đồng/kg, ba rọi Tây Ban Nha 180.000 đồng/kg.

Ông Văn Đức Mười, chuyên gia chăn nuôi, cho rằng nhà nước cần kiểm soát giá bán thịt heo nhập để khuyến khích tiêu dùng bằng giá rẻ hợp lý. "Giá thịt nhập khẩu về tới Việt Nam rất thấp nhưng giá bán ra lại nương theo giá thịt tươi sống vốn đang quá cao. Lẽ ra, DN nhập khẩu nên ấn định giá bán dựa trên giá thành cộng thêm phần lợi nhuận hợp lý giúp người tiêu dùng chuyển đổi thói quen. Nếu thịt nhập bán đúng giá sẽ thu hút người tiêu dùng mua thay thế thịt nội, góp phần cân đối cung - cầu" - ông Mười phân tích.

Choáng với tổng kho hàng lậu hơn 10.000 m2 tại Lào Cai Chiều ngày 7/7, lực lượng Tổng cục Quản lý Thị trường phối hợp với với Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động, A05 Bộ Công an đã kiểm tra đột xuất một kho hàng lậu hơn 10.000 m2 tại thành phố Lào Cai.

Kho hàng có địa chỉ tại 140 đường Hoàng Diệu, TP Lào Cai. Được biết, kho hàng đã tồn tại hơn 2 năm nay ngay giữa thành phố. Theo thông tin của VTV, để đột kích được kho hàng này, các cơ quan chức năng đã trải qua hơn 6 tháng theo dõi liên tục và hơn 8 tiếng chờ đợi. Chủ của kho hàng là Trần Thành Phú sinh năm 1992, có hộ khẩu thường trú tại Lào Cai, cùng em gái của mình điều hành kho hàng. Có 40 nhân viên chốt đơn hàng. Các mặt hàng tại kho hàng chủ yếu như giầy dép, kính mắt, đồng hồ, hàng tiêu dùng... cũng chính là các mặt hàng được Phú tổ chức livestream kinh doanh trên các trang mạng xã hội.

Sự thật về thiết bị giúp tiết kiệm đến 45% điện năng

Trên thị trường hiện nay tiếp tục xuất hiện hàng loạt các quảng cáo, giới thiệu về các sản phẩm tiết kiệm điện cho các hộ gia đình với tên gọi “Thiết bị tiết kiệm điện” hay “Hộp tiết kiệm điện - Electricity Saving Box”. Các đối tượng sử dụng các trang mạng xã hội Facebook, Website bán hàng để tiếp cận người mua.

Theo giới thiệu, sản phẩm này có thể tiết kiệm 50% điện năng tiêu thụ của máy giặt, máy rửa bát, quạt điện; tiết kiệm 45% điện năng tiêu thụ với bàn là, máy sấy tóc, bình nóng lạnh; tiết kiệm 43% điện năng với tủ lạnh, điều hòa,....

Cảnh báo lừa đảo từ thiết bị tiết kiệm điện

Cảnh báo lừa đảo từ thiết bị tiết kiệm điện

Nhiều sau khi sử dụng thiết bị tiết kiệm điện được bán trên sàn thương mại điện tử với giá chỉ 45.000đ cũng cho biết sản phẩm này không hiệu quả như lời quảng cáo của người bán hàng. Bởi hóa đơn tiền điện không những không giảm mà còn tăng hơn sau khi cắm thiết bị này vào mạng lưới điện của gia đình.

Theo đại diện của EVN, đây chỉ là chiêu trò lừa bịp khách hàng đánh trúng vào tâm lý muốn tiết kiệm chi tiêu của người tiêu dung. Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cũng khuyến cáo người tiêu dùng tìm hiểu kỹ thông tin trước khi mua bán, sử dụng các thiết bị được quảng cáo có chức năng tiết kiệm điện.

Nguồn: [Link nguồn]

Giá thịt heo Việt Nam cao gấp 5 lần ở Mỹ

Giá thịt heo Việt Nam đang quá cao do dịch bệnh, trong khi Mỹ chăn nuôi ổn định nên hiện giá thịt heo Việt Nam cao gấp 5...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Trang ([Tên nguồn])
Bản tin tài chính kinh doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN