Hai chuyện nghịch lý có tên là giá

Gần đây có hai chuyện liên quan đến hai thông tư của bộ Y tế mà đời sống toàn xã hội gánh chịu nặng nề hai nghịch lý về giá.

Theo một bảng thống kê giá của một số sản phẩm sữa bột nhập khẩu do tổng cục Hải quan cung cấp, mức giá nhập khẩu, từ 4 – 5 USD/hộp (khoảng 80.000 – 100.000 đồng), còn giá bán lẻ trên thị trường từ 400.000 – 900.000 đồng, gấp 5 – 9 lần giá nhập khẩu. 

Chuyện thứ nhất, thông tư 01 về hướng dẫn đấu thầu mua thuốc của các cơ sở y tế (có hiệu lực từ tháng 6.2012). Nhiều chuyên gia y tế chia sẻ quan ngại về việc thuốc trúng thầu giá rẻ, chất lượng kém. Họ cho rằng, có những loại thuốc đáp ứng đủ tiêu chí đấu thầu, giá rẻ bằng 1/10 thuốc khác, nhưng bệnh nhân dùng không khỏi.

Theo thông tư 01, các loại thuốc muốn trúng thầu trước tiên vượt qua hàng rào kỹ thuật rồi phải có giá thành thấp nhất. Thực hiện theo hướng dẫn này, nhiều tỉnh đã tiết kiệm được 20 – 30% chi phí tiền thuốc so với các năm. Các thuốc của Ấn Độ, Indonesia tuy vượt qua hàng rào kỹ thuật nhưng chất lượng có bằng thuốc của các nước Âu – Mỹ cùng loại? Thật ra, đứng trên quan điểm chuyên môn điều trị, chịu trách nhiệm cho tính mạng bệnh nhân, đứng trước sự sống – chết của người bệnh, phải ưu tiên các loại thuốc có chất lượng tốt, có hiệu quả điều trị chứ không phải ưu tiên giá.

Hai chuyện nghịch lý có tên là giá - 1

Chuyện về giá sữa tăng liên tục làm cho người tiêu dùng, đa phần là người bệnh, người già và trẻ em, khốn đốn.

Theo một bảng thống kê giá của một số sản phẩm sữa bột nhập khẩu do tổng cục Hải quan cung cấp, mức giá nhập khẩu, từ 4 – 5 USD/hộp (khoảng 80.000 – 100.000 đồng), còn giá bán lẻ trên thị trường từ 400.000 – 900.000 đồng, gấp 5 – 9 lần giá nhập khẩu. Các hãng sữa ngoại đang chi cho những khoản gì để từ khâu nhập khẩu đến tay người tiêu dùng, giá sữa đã tăng gấp 5 – 9 lần?

Qua cuộc thanh kiểm tra, đáng chú ý là chi phí quảng cáo của doanh nghiệp vượt mức 10%, cá biệt lên đến 40%. Hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng được các hãng sữa ngoại đổ vào quảng cáo, tiếp thị. Điều này lý giải vì sao các thương hiệu sữa ngoại ăn sâu vào tâm trí người tiêu dùng.

Trong văn bản của các hãng sữa ngoại gửi cục Quản lý giá, không có sản phẩm nào là sữa mà đa phần là thực phẩm bổ sung, sản phẩm dinh dưỡng. Chỉ với một động tác thay tên đổi họ đơn giản, những sản phẩm mà mọi người đều biết đến là “sữa cho trẻ em dưới sáu tuổi” đã nghiễm nhiên ra khỏi danh sách bình ổn giá. Vì có chuyện sắp xếp quy chuẩn về chất lượng và tên gọi thay đổi, sẽ rất khó cho cơ quan quản lý giá thực hiện việc bình ổn giá đối với những sản phẩm trước đây là sữa và nay thành sản phẩm dinh dưỡng.

Trung bình một năm, các hãng sữa ngoại tăng giá từ 5 – 7 lần, mỗi lần không quá 20% để không chịu sự kiểm soát về giá của các cơ quan chức năng. Giờ đây với quy định mới của bộ Y tế thế nào là sữa, thậm chí bây giờ các hãng sữa ngoại không cần phải lách văn bản như vậy nữa, bởi những sản phẩm lâu nay vẫn được gọi là sữa thì nay đã trở thành thực phẩm bổ sung hay sản phẩm dinh dưỡng.

Đó là một trong rất nhiều nguyên nhân khiến giá sữa ngoại chỉ biết đến tăng mà không hề có giảm trong suốt những năm vừa qua. Đáng buồn là hai bộ Y tế và Tài chính vẫn đang còn đùn đẩy trách nhiệm về chuyện bình ổn giá cái gọi là “thực phẩm dinh dưỡng mà là sữa”.

Được biết Trung Quốc cũng gặp phải tình trạng này, nhưng họ xử lý mạnh tay phạt sáu công ty sữa ngoại tăng giá vô tội vạ lên tới 110 triệu USD.

Để giá cả “nhảy múa” trên tính mạng, túi tiền người dân thì phải coi lại trình độ lẫn động cơ của cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm quản lý!

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệp Văn Sơn (Sài Gòn tiếp thị)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN