Giữ thị trường bằng xuất khẩu… chịu

Quá nhiều khó khăn từ các thị trường nhập khẩu đang khiến đơn hàng của các DN xuất khẩu Việt Nam sụt giảm mạnh. Nhiều nhà nhập khẩu muốn chia sẻ khó khăn bằng đề nghị được thanh toán chậm, không phải ký quỹ…

Theo ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, xu hướng mua hàng trả tiền chậm là xu hướng mà toàn thế giới đều làm. Nhưng bản thân bên bán phải thu xếp hợp đồng tín dụng cho bên mua. Nếu được bảo hiểm tín dụng trong xuất khẩu có thể giúp DN vượt qua trở ngại này.

- Thưa ông, như vậy thì vì sao cho đến nay DN vẫn chưa mặn mà với hình thức bảo hiểm này?

DN chưa hiểu được ý nghĩa của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nên chưa chủ động đàm phán bán chịu hàng cho đối tác. Anh phải hiểu để chủ động bán chịu bằng cách tham gia hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Để DN hiểu có lẽ cơ quan chức năng cần đẩy mạnh tuyên truyền hơn nữa. Năng lực tài chính của DN Việt Nam rất hạn chế. Nếu cho DN nước ngoài vay nữa thì không có vốn. Nhưng nếu có bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thì có thể bảo lãnh để DN chắc chắn thu được tiền hàng. Ngân hàng trong nước thấy hình thức kinh doanh của DN có hiệu quả sẽ cho vay để tăng thêm vốn của DN.

- Ông có thể cung cấp thông tin về tình hình sử dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của các DN hiện nay?

Năm 2011, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đạt hơn 100 tỷ USD, xuất khẩu hơn 96 tỷ USD. Tuy nhiên, theo thống kê, DN mới chỉ bỏ 1,3 tỷ đồng mua bảo hiểm xuất khẩu cho tổng giá trị xuất khẩu 50 triệu USD. Đây là con số quá khiêm tốn so với nhu cầu của DN.

- Có phải vì phí bảo hiểm cao trong khi DN cần phải cắt giảm chi phí để bán hàng với giá bán rẻ hơn, nên họ chưa sẵn sàng tham gia bảo hiểm?

DN phải tính toán là để hàng tồn kho hơn hay trả phí bảo hiểm nhưng bán hàng chạy hơn. Tôi tin chắc việc bán hàng 50 triệu USD, (tương đương 1.000 tỷ đồng) một cách nhanh chóng, an toàn mà DN chỉ mất 1,3 tỷ đồng, chỉ bằng 0,13% là biện pháp tốt hơn chứ. Trong tình hình thị trường khó khăn như thế này, việc bán hàng nhanh, lại được bảo lãnh về thanh toán sẽ không còn gì bằng. Nếu bên mua hàng không trả tiền thì công ty bảo hiểm sẽ thanh toán toàn bộ số tiền cho DN.

- Theo ông, với những khó khăn mà các DN xuất khẩu gặp phải hiện nay thì bảo hiểm tín dụng có thể phát huy tác dụng?

Hiện Hiệp hội chưa thống kê được nhưng đang động viên DN cố gắng tìm khách hàng mới bằng cách bán chịu. Trước hết tổ chức hội nghị tuyên truyền về sản phẩm này. Bộ Công thương, Bộ Tài chính cũng đã tổ chức nhiều hội nghị nói về hình thức bảo hiểm xuất khẩu. Để làm sao cho DN biết được ý nghĩa của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là đảm báo an toàn khi mình bán chịu hàng hóa. Còn tại sao phải bán chịu là để phát triển, đẩy mạnh hàng hóa của mình ra thị trường mới, tìm khách hàng mới. Đồng thời DN cần đi tìm thị trường chân đệm cho những thị trường sẵn có. Để thị trường truyền thống có rủi ro thì cũng có thị trường mới để thay thế.

- Nhưng tại sao lại khuyến khích bán hàng trả chậm trong khi bán hàng thu tiền liền có hiệu quả và an toàn hơn?

Với nhà nhập khẩu, với một thị trường mới chưa biết về nhu cầu của mặt hàng trên thị trường của họ như thế nào, chất lượng hàng ra sao nên họ cũng lo ngại. Cho nên nếu được mua chịu họ sẽ mua hàng, khi nào bán được hàng sẽ trả sau. Thứ hai là khách hàng có tiềm năng nhưng lúc đó chưa có tiền. Từ đó cần thiết DN phải tham gia bảo hiểm tín dụng để bảo đảm thanh toán an toàn.

Lãi suất ở Việt Nam cao quá!

Giáo sư, Tiến sĩ Frederic Lobez, Giám đốc khoa học, Trưởng khoa Tài chính và Ngân hàng, Trường đại học Lille 2 Cộng hòa Pháp thốt lên bên lề hội thảo "nâng cao hiệu quả đầu tư vốn tín dụng và giải pháp quản lý rủi ro tài chính cho DN xuất khẩu" tại TP.HCM ngày 31.7 khi biết các DN VN đang phải vay vốn với lãi suất 15 – 20%. Ông Frederic Lobez cho biết, ở Pháp gần như không có lãi suất, nếu có mức cao nhất cũng không quá 5%. Tại nhiều nước châu Âu đang ở trong tình trạng khủng hoảng nặng nề như Tây Ban Nha cũng chỉ có 7%.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Thư ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN