Các nước đua nhau tích trữ lương thực phòng dịch, nguồn cung bắt đầu khốn đốn

Lệnh cấm xuất khẩu tại một số nước đã bắt đầu đặt ra những vấn đề quan ngại liên quan đến tình trạng thiếu nguồn cung thực phẩm tại các quốc gia khác.

Một số nước đang thực hiện các biện pháp cấm nhập khẩu nhằm bảo đảm nguồn cung cấp thực phẩm trong bối cảnh đại dịch COVID-19 trở nên khó kiểm soát.

Kazakhstan, một trong những nước xuất khẩu bột mì lớn nhất thế giới, đã cấm xuất khẩu sản phẩm này cùng với các sản phẩm khác, bao gồm cà rốt, đường và khoai tây. Việt Nam tạm đình chỉ các hợp đồng xuất khẩu gạo. Serbia đã ngăn chặn dòng chảy xuất khẩu của sản phẩm dầu hướng dương và các hàng hóa khác, trong khi Nga đang để ngỏ các lệnh cấm vận chuyển thực phẩm và cho biết họ đánh giá tình hình hàng tuần để quyết định đưa ra lệnh cấm hay không.

Một số nước có thể thiếu lương thực do các nước tiến hành ngừng xuất khẩu (Nguồn: Bloomberg)

Một số nước có thể thiếu lương thực do các nước tiến hành ngừng xuất khẩu (Nguồn: Bloomberg)

Mặc dù nguồn cung cấp thực phẩm vẫn duy trì khá dồi dào, nhưng các rào cản về vận chuyển đang khiến việc mua các sản phẩm trở nên khó khăn hơn khi các nước tung ra các biện pháp chưa từng có để ngăn chặn lây lan virus corona, khiến người mua hàng hoảng loạn và đe dọa tới vấn đề khủng hoảng lao động, nguồn cung cấp thực phẩm của một số nước rơi vào tình trạng thiếu hụt.

Người tiêu dùng trên toàn cầu vẫn đang tích trữ thực phẩm trong các kho chứa của họ - và sự sụp đổ kinh tế do virus gây ra chỉ mới bắt đầu. "Bóng ma" của nhiều hạn chế thương mại đang khuấy động ký ức về tác hại mà nhiều nước từng phải trải qua trong quá khứ.

“Nhiều chính phủ đã áp dụng các biện pháp cực đoan, đặt ra lệnh giới nghiêm và giới hạn đám đông, thậm chí trừng phạt những người mạo hiểm ra đường để tìm kiếm nhu yếu phẩm. Lệnh giới nghiêm đó cũng có thể lan tỏa đến chính sách lương thực của các nước”, Ann Berg, một nhà tư vấn độc lập và thương nhân nông sản kỳ cựu, cho biết.

Một số nước đang tích cực thực hiện chiến lược dự trữ quốc gia của họ. Trung Quốc, nước trồng và tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới, cam kết sẽ mua toàn bộ sản lượng từ các vụ thu hoạch trong nước mặc dù chính phủ nước này đã dự trữ rất nhiều gạo và lúa mì từ trước đó.

Các nhà nhập khẩu lúa gạo quan trọng như Algeria và Thổ Nhĩ Kỳ đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung, ban hành các gói thầu mới. Morocco cho biết sẽ tạm dừng thuế nhập khẩu lúa mì giữa tháng Sáu để thu hút hoạt động xuất nhập khẩu.

Khi các chính phủ thực hiện các phương pháp tiếp cận để đảm bảo an ninh lương thực, họ có nguy cơ phá vỡ một hệ thống quốc tế đã được kết nối với nhau trong những thập kỷ gần đây. Kazakhstan cũng đã ngừng xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm khác như kiều mạch và hành tây để trả đũa một số nước cấm xuất khẩu lúa mì. Hành động đó là một bước tiến lớn, với khả năng ảnh hưởng đến các công ty trên toàn thế giới dựa vào nguồn cung cấp này để làm bánh mì.

"Nếu các chính phủ không làm việc với nhau và hợp tác để đảm bảo có nguồn cung toàn cầu, nếu họ chỉ đặt quốc gia của mình lên hàng đầu, người dân có thể rơi vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng", chuyên gia Benton của Chatham House nói.

Thước đo giá lương thực toàn cầu của Liên Hợp Quốc cho biết giá của các loại lương thực sẽ đạt mức cao kỷ lục trong năm nay, mức cao nhất kể từ thời kỳ khủng hoảng lương thực năm 2011.

Nguồn: [Link nguồn]

Người lao động bị ngừng công việc do Covid-19 có được trả lương?

Bộ LĐTB&XH vừa hướng dẫn cách trả lương cho người bị ngừng việc do Covid-19 trong các DN gặp khó khăn phải cho lao động...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huy Nguyễn (Theo Bloomberg) ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN