Tưởng đống nhôm đồng sắt vụn, ai ngờ là một kho tiền vô giá

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Hàng nghìn đồng tiền cổ đã được tìm thấy nằm lẫn trong nhiều kho báu khảo cổ lớn. 

Tháng 10/2020, Acient Origins đưa tin các nhà khảo cổ đã phát hiện tại địa danh 3.000 năm tuổi ở miền Bắc nước Đức có hàng nghìn mảnh “ve chai”. Khi đó, các nhà khảo cổ tin rằng kho phế thải này là vũ khí chiến đấu tinh vi Thời kỳ đồ đồng. Tuy nhiên mới đây sau khi phân tích kỹ càng, các nhà khảo cổ học người Đức, Ý đã kết luận đó là cả một kho báu thời cổ xưa.

Có thể dễ dàng hiểu tại sao các nhà khảo cổ không thể nhận ra ngay đây là tiền bởi vì chúng là những mảnh vụn kim loại rất đa dạng về kích thước và hình dáng. 

Bộ sưu tập đồ tạo tác bằng đồng này được đựng trong một chiếc túi hoặc trong hộp 

Bộ sưu tập đồ tạo tác bằng đồng này được đựng trong một chiếc túi hoặc trong hộp 

Các nhà khoa học khẳng định, vào đầu thiên niên kỷ thứ 2 trước Công nguyên, người Trung Âu đã cắt nhỏ các đồ vật bằng kim loại để sử dụng như tiền tệ bây giờ. Bất kỳ các đồ vật bằng kim loại nào cũng có thể bị phân mảnh như công cụ chiến đấu, vật dụng gia đình, rìu, đồ trang sức, vật dụng cá nhân, phế phẩm đúc kim loại...

Việc làm này được sử dụng nhiều hơn trong thời kỳ đồ đồng muộn, bắt đầu vào khoảng 1.300 năm trước Công nguyên. 

Các mảnh đồng từ Thời kỳ đồ đồng đang được cất giữ trong Bảo tàng London, có thể là những mảnh kim loại được sử dụng làm tiền 

Các mảnh đồng từ Thời kỳ đồ đồng đang được cất giữ trong Bảo tàng London, có thể là những mảnh kim loại được sử dụng làm tiền 

Mặc dù không thể tìm thấy yếu tố thống nhất rõ ràng nào nhưng những điểm tương đồng đáng kinh ngạc đã xuất hiện khi các nhà khảo cổ đưa chúng lên bàn cân. Để chứng minh giả thuyết của mình, nhà khảo cổ Nicola Ialongo từ Đại học Göttingen, Đức và Giancarlo Lago, Đại học Sapienza, Ý đã kiểm tra và cân hơn 2.500 mảnh kim loại tìm thấy từ các địa điểm khai quật thời kỳ đồ đồng ở Ý, Đức và Ba Lan. 

Sau đó các nhà khảo cổ đã áp dụng mô hình thống kê để so sánh. Quả đúng như dự đoán, phương pháp này đã mang lại kết quả quan trọng và đáng chú ý, là bằng chứng thuyết phục khẳng định kho “ve chai” này được dùng làm phép đo tiêu chuẩn về trọng lượng thời kỳ đồ đồng. Một vật thể này nặng gấp đôi, gấp ba hoặc gấp rưỡi vật thể khác. Nhưng mảnh vỡ này không phải tự nhiên mà được cắt ra có chủ đích về kích thước và cân nặng chuẩn theo tỷ lệ. Chúng tương quan chính xác với trọng lượng của các quả cân được sử dụng trên khắp châu Âu trong thời cổ đại.

Các phân tích toán học về các quả cân và các mảnh kim loại ở Ý và Trung Âu cho thấy rằng đơn vị trọng lượng (shekel) tương ứng với trọng lượng của các mảnh vỡ

Các phân tích toán học về các quả cân và các mảnh kim loại ở Ý và Trung Âu cho thấy rằng đơn vị trọng lượng (shekel) tương ứng với trọng lượng của các mảnh vỡ

Tuy nhiên, thực tế người châu Âu thời kỳ đồ đồng muộn không phải là những người đầu tiên sử dụng các mảnh kim loại để làm tiền. Người Lưỡng Hà cổ đại đã sử dụng các thanh bạc để làm tiền bắt đầu từ thiên niên kỷ thứ ba trước Công Nguyên.

Nhà khảo cổ Nicola Ialongo, Đại học Göttingen cho biết: “Loại tiền này không thể gọi là “sơ khai” mà chúng được dùng một cách hết sức hiện đại, tức là chức năng không khác gì so với tiền xu ngày nay”.

Nguồn: [Link nguồn]

Thưởng nóng 1 tỷ cho người tìm ra antifan, vợ ông Dũng ”lò vôi” giàu cỡ nào?

Vợ chồng đại gia Dũng “lò vôi” được biết đến là ông chủ của siêu dự án khu du lịch Đại Nam nổi tiếng và hàng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Chi Nguyễn ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN