Quán cà phê đang đông khách, chủ quán miễn cưỡng thanh lý trả mặt bằng: Bài học đắt giá không ngờ!

“Những mong sớm hết dịch để quán được mở cửa hoạt động trở lại thì bất ngờ tôi nhận thông báo yêu cầu trả lại mặt bằng dù hợp đồng chưa hết hạn… Đây thực sự là một bài học kinh nghiệm đắt giá với tôi cũng như nhiều bạn trẻ khởi nghiệp khác”…

Đó là một trong những thông tin mà anh Th. – chủ một quán cà phê chia sẻ với phóng viên.

Tại Hà Nội, sau thời gian giãn cách do dịch bệnh, tại các tuyến phố trung tâm xuất hiện hàng loạt quán cà phê, nhà hàng đăng biển sang nhượng cửa hàng, thanh lý đồ “trọn gói”, “giá rẻ”… Đa phần các quán được rao bán đều có vị trí đẹp, được đầu tư khá bài bản, nhưng do dịch bệnh kéo dài khiến các cửa hàng không có doanh thu để cầm cự.

Thời điểm chưa có dịch, quán cà phê của anh Th. luôn kín khách 

Thời điểm chưa có dịch, quán cà phê của anh Th. luôn kín khách 

Anh Dương Huy Th. – chủ một quán cà phê trên địa bàn quận Đống Đa cũng là một trong những người đăng thông tin thanh lý cửa hàng trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, lý do khiến anh phải thanh lý cửa hàng lại khác, là vì chủ nhà đơn phương phá hợp đồng, không đồng ý cho anh tiếp tục thuê.

Anh Th. buồn rầu chia sẻ: “Đầu năm 2020 tôi đầu tư gần 300 triệu đồng để làm mới, trang trí nội thất cho 2 tầng và đồ dùng của quán. Tôi là người cẩn thận, tự tay chọn lựa từng bộ bàn ghế cũng như các chi tiết nhỏ của mỗi góc ngồi. Rất nhiều bạn trẻ thích phong cách độc lạ, hiện đại của quán nên quán luôn kín khách, chúng tôi có doanh thu khá ổn. Giờ đây tôi buộc phải thanh lý, trả mặt bằng vì không thỏa thuận được giá thuê cho hợp đồng tiếp theo với chủ nhà”.

Được biết, anh Th. ký hợp đồng thuê mặt bằng với giá 20 triệu/2 tầng, trả trước 6 tháng một lần, sau hai năm hợp đồng tiếp tục gia hạn. Do lệnh giãn cách của TP nên quán liên tục phải đóng cửa, ảnh hưởng khá nhiều tới doanh thu đã đành. Song, điều khiến anh Th. bức xúc hơn là trong thời gian nghỉ dịch, anh không những không được giảm tiền thuê cửa hàng mà trong thời gian trên chủ nhà đã âm thầm bán nhà cho người khác và không hề thông báo hoặc đền bù thiệt hại cho anh.

“Giữa tháng 9 tôi bất ngờ nhận được thông báo của một người tự giới thiệu là chủ nhà mới, yêu cầu đầu tháng 10 phải trả mặt bằng dù hợp đồng chưa hết hạn. Chủ mới không có nhu cầu cho thuê, họ cũng không chịu trách nhiệm tới thiệt hại của tôi. Mọi thắc mắc họ nói tôi tự tìm chủ cũ giải quyết. Giờ đây tôi không biết tìm chủ cũ ở đâu trong khi tiền và thời hạn thuê nhà vẫn còn. Đây thực sự là một bài học kinh nghiệm đắt giá với tôi cũng như nhiều bạn trẻ khởi nghiệp khác”…

Anh Th. phải miễn cưỡng dọn đồ, thanh lý khi quán cà phê đang kinh doanh ổn định

Anh Th. phải miễn cưỡng dọn đồ, thanh lý khi quán cà phê đang kinh doanh ổn định

Trên thực tế, có rất nhiều người đi thuê mặt bằng kinh doanh gặp phải các trường hợp tiền mất tật mang như: Bị phá vỡ hợp đồng không có bồi thường thiệt hại; Đang kinh doanh đông khách thì chủ nhà cắt hợp đồng, không cho thuê nữa và mở bán đúng mặt hàng của mình trước đây; Hoặc tệ hơn nữa là trường hợp cùng một mặt bằng cho nhiều người thuê và lừa đảo để chiếm đoạt tiền đặt cọc của những người thuê. 

Chia sẻ về việc này, anh Nguyễn Khôi Tuấn – một nhân viên môi giới nhà đất có nhiều năm kinh nghiệm cho rằng, rút kinh nghiệm từ rất nhiều trường hợp đã xảy ra, các chủ shop cần chặt chẽ trong việc làm hợp đồng.

“Đối với số tiền thuê nhà lớn thậm chí cần công chứng, việc công chứng hợp đồng thuê nhà hoàn toàn không bắt buộc mà phụ thuộc vào nhu cầu giữa hai bên. Tuy nhiên, đối với những hợp đồng thuê nhà có công chứng thì sẽ có giá trị pháp lý tốt hơn nếu chẳng may xảy ra tranh chấp” – anh Tuấn cho hay. 

Để tránh thiệt hại, các chủ shop cần chặt chẽ hơn trong việc làm hợp đồng

Để tránh thiệt hại, các chủ shop cần chặt chẽ hơn trong việc làm hợp đồng

Cũng theo anh Tuấn, một số kinh nghiệm làm hợp đồng thuê nhà người thuê cần phải biết. Cụ thể: 

Thứ nhất: Xác thực người cho thuê có phải là chủ thực sự của ngôi nhà đó hay không? Có thể yêu cầu chủ nhà cung cấp các giấy tờ liên quan để đảm bảo họ là chủ sở hữu tài sản đó.

Thứ hai: Kiểm tra chi tiết các điều khoản về thời hạn thuê mặt bằng kinh doanh. Đơn vị tính là số năm hoặc số ngày, chính xác là từ ngày bao nhiêu? Bao giờ thì kết thúc hợp đồng? Việc gia hạn hợp đồng ra sao? Có được kết thúc hợp đồng trước thời hạn hay không và các điều kiện kết thúc hợp đồng như thế nào? 

Thứ ba: Thêm mục tình trạng mặt bằng khi bàn giao: Mục này cần làm rõ hiện trạng mặt bằng kinh doanh khi bạn đến thuê, liệt kê càng chi tiết càng tốt. Nếu chúng không đạt yêu cầu, bạn có thể làm một bản phụ lục hợp đồng dự toán chi phí tu sửa, đàm phán trừ trực tiếp vào số tiền phải thanh toán khi thuê nhà. 

“Một lưu ý nữa cũng không kém phần quan trọng là mục tăng chi phí thuê hàng năm, khoản tiền tăng tối đa mỗi năm. Con số này được đưa ra sau khi đã có sự đàm phán giữa hai bên là người thuê và người cho thuê” – anh Tuấn lưu ý. 

Nguồn: [Link nguồn]

Bão Covid-19 đi qua, phân khúc BĐS nào “hot” nhất quí cuối năm?

Nhiều người quan tâm, sau đại dịch thị trường bất động sản Quý IV sẽ diễn ra theo kịch bản nào, phân khúc BĐS nào...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN