Những cách chi tiêu tiết kiệm để tránh “cháy túi” dịp Tết, ai cũng nên biết
Tiết kiệm tiền trong dịp đón năm mới tưởng là một việc làm đơn giản nhưng thực chất không phải ai cũng làm được. Vậy tiết kiệm thế nào để tránh “cháy túi” sau Tết?
Lên kế hoạch mua sắm chi tiết
Mỗi khi dịp năm mới đến là có hàng trăm thứ cần phải mua sắm. Mua ít thì sợ sẽ thiếu, còn mua nhiều thì có khi lại dư thành ra lãng phí. Vậy nên, mua sắm thế nào để có một cái tết an vui, trọn vẹn và thật sự tiết kiệm là việc làm tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất khó.
Theo đó, trước hết, cần phải có kế hoạch mua sắm hết sức chi tiết và cụ thể. Tết nguyên đán chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng sẽ có rất nhiều khoản phí cần phải chi trong thời gian này nên việc lên kế hoạch danh sách mua sắm là việc làm hết sức cần thiết đối với tất cả chúng ta, tránh mua sắm vượt quá giới hạn dẫn đến “cháy tùi” sau khi đón năm mới. Việc lập danh sách này sẽ giúp bạn thuận lợi tiết kiệm được tiền bạc và thời gian trong dịp năm mới.
Khi bước sang năm mới không có nghĩa là chúng ta phải thay thế tất cả những đồ dùng đã cũ, bạn vẫn có thể sử dụng lại những vật dụng còn có thể sử dụng được, việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản kha khá.
Các vật dụng như hoa giả, câu đối... có thể tái sử dụng để trang trí nhà cửa trong dịp năm mới mà không nhất thiết phải vứt đi và mua mới .
Mua sắm Tết cần phải lên kế hoạch chi tiết tránh để dư thừa
Càng gần dịp Tết nguyên đán, giá cả trên thị trường chắc chắn sẽ tăng nhanh chóng, để tránh gặp phải điều này thì việc mua sắm Tết trước một khoảng thời gian sẽ là việc làm cần thiết để có thể chi tiêu tiết kiệm nhất có thể trong dịp năm mới.
Do vậy, khi mua sắm hàng hóa trước Tết, chúng ta cần phải chú ý xem hạn sử dụng và chất lượng của những sản phẩm đó có đảm bảo hay không nhằm tránh mua nhầm phải hàng giả hay hàng kém chất lượng.
Chi tiêu hợp lý
Các chuyên gia tài chính cá nhân cho rằng, mua sắm là nhu cầu thiết yếu trong dịp Tết nhưng việc giữ lại một khoản tiết kiệm là việc nên thực hiện đều đặn mỗi tháng. Hãy tập trung vào những mục tiêu xa hơn trong tương lai, chi tiêu nhưng cũng không quên tích luỹ.
Đặc biệt, khi chúng ta đi mua sắm, không nên mang theo quá nhiều tiền nhằm tránh trường hợp gặp những món đồ thú vị và là không kiềm chế được nên lại mua ngay, tự dưng lại mất thêm một khoản phí nữa. Thay vào đó, chúng ta hãy đem theo lượng tiền vừa đủ, chỉ mua đủ những thứ thực sự cần thiết cho gia đình.
Nguồn: [Link nguồn]
Kết thúc năm 2022, nhiều nhà đầu tư cho rằng cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch đã ở lại phía sau và năm 2023 sẽ là thời cơ để họ gỡ gạc trở lại.