Chân dung đại gia BĐS lừng lẫy sở hữu hơn 20.000 nhà mặt phố tại Sài Gòn

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

“Đi tàu Chú Hỷ, ở nhà Chú Hỏa” - câu nói xưa của người Sài Gòn đã thể hiện sự giàu có của chú Hỏa - “vua nhà đất” - với hơn 20.000 căn nhà phố khắp Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn.

"Chú Hỏa" (1845-1901) - theo cách gọi phổ biến – là một trong tứ đại hào phú lừng lẫy của Sài Gòn xưa mà dân gian từng tôn vinh: “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa” (Huyện Sỹ - Lê Phát Đạt; Tổng đốc Phương - Đỗ Hữu Phương; Bá hộ Xường - Lý Tường Quan và chú Hỏa - Hui Bon Hoa).

Chân dung chú Hỏa - tấm ảnh còn sót lại

Chân dung chú Hỏa - tấm ảnh còn sót lại

Chú Hoả là người thành lập Công ty Hui Bon Hoa cực thịnh vào khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, có những đóng góp rất quan trọng trong việc xây dựng Sài Gòn. Thế nhưng ít ai biết rằng những bước khởi nghiệp của Chú Hỏa khi mới từ Trung Quốc đến Sài Gòn lập nghiệp chỉ từ hai bàn tay trắng với một gánh ve chai trên vai, từ “nước lã mà vã nên hồ".

3 con trai của chú Hoả là từ trái sang: Huỳnh Trọng Tán, Huỳnh Trọng Huấn, Huỳnh Trọng Bình.

3 con trai của chú Hoả là từ trái sang: Huỳnh Trọng Tán, Huỳnh Trọng Huấn, Huỳnh Trọng Bình.

Có rất nhiều giai thoại về sự “phất lên" của chú Hoả, tuy nhiên nổi tiếng và chân thực nhất vẫn là chú Hỏa đã làm việc với một chủ người Pháp. Tính siêng năng và tốt bụng của ông khiến cho ông chủ Pháp thương và giúp vốn để Chú Hỏa mở tiệm cầm đồ để khởi nghiệp kinh doanh.

Bảo tàng Mỹ thuật TP. HCM – nơi gia đình chú Hoả từng sinh sống.

Bảo tàng Mỹ thuật TP. HCM – nơi gia đình chú Hoả từng sinh sống.

Tiệm cầm đồ đầu tiên của Chú Hỏa là căn nhà nằm ở góc đường Phó Đức Chính và Nguyễn Thái Bình ngày nay, còn văn phòng làm việc cho ông chủ người Pháp của ông ở trước cửa tiệm bên kia đường, trên một khu đất vẫn còn trống. Sự cần mẫn làm ăn, chịu khó, biết sử dụng lợi thế của bản thân mình trong quá trình kinh doanh, biết tích lũy vốn và khuếch trương công việc làm ăn ngày càng to lớn.

Dần dần có nhiều tài sản tích lũy, chú Hoả tập trung vào buôn bán bất động sản. Đầu tiên ông mua thêm ba căn nhà sát cạnh đó rồi sau này được các người con của Chú Hỏa xây dựng lại trở thành ba tòa nhà nguy nga, giờ đây được sử dụng làm Bảo tàng Mỹ thuật (97 Phó Đức Chính, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM).

Chân dung đại gia BĐS lừng lẫy sở hữu hơn 20.000 nhà mặt phố tại Sài Gòn - 4

Khách sạn Majestic và công trường Quách Thị Trang.

Khách sạn Majestic và công trường Quách Thị Trang.

Sau đó Chú Hoả thành lập công ty bất động sản Hui Bon Hoa, thường mua trước những khu đất sắp quy hoạch, chẳng hạn như khi biết toàn bộ vùng đất gần tiệm cầm đồ của mình vốn là vũng lầy bao quanh địa điểm mà người Pháp dự định xây chợ Bến Thành mới (tức chợ Bến Thành ngày nay), Chú Hỏa đã mua cả vùng đất sình lầy đối diện Quảng trường Quách Thị Trang (ngày nay). Sau này chợ Bến Thành được người Pháp xây dựng xong, đó thành nơi "tấc đất tấc vàng". 

Từ đó, chú Hoả sở hữu hơn 20.000 căn nhà ở Sài Gòn (có tư liệu cho là 22.000 căn nhà), trong đó có nhiều công trình quan trọng trong việc hình thành bộ mặt Sài Gòn. Phần lớn phố xá Sài Gòn thời ấy là của Công ty Hui Bon Hoa làm chủ. Đáng kể có khách sạn Majestic xây dựng năm 1925, gồm ba tầng với 44 phòng, trang bị máy điều hòa không khí đầu tiên ở Đông Dương. Và những dãy nhà phố nằm dọc theo mặt tiền các con đường trung tâm quận 1; mà nay là các đường Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hàm Nghi... Sự hưng thịnh của công ty Hui Bon Hoa khiến các nhà cầm quyền Pháp cũng phải kính nể. 

Chân dung đại gia BĐS lừng lẫy sở hữu hơn 20.000 nhà mặt phố tại Sài Gòn - 6

Phần góc phố Lê Công Kiều và Nguyễn Thái Bình – vốn là đất do công ty Hui Bon Hoa làm chủ.

Phần góc phố Lê Công Kiều và Nguyễn Thái Bình – vốn là đất do công ty Hui Bon Hoa làm chủ.

Lúc bấy giờ, chú Hỏa xây những dãy phố, cùng hàng loạt công trình dân dụng dành cho cộng đồng như bệnh viện, chùa chiền, trường học… phần nhiều trong số đó là hiến tặng đất, xây tặng công trình phúc lợi như: Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, Trường THCS Minh Đức (quận 1), Bệnh viện Nguyễn Trãi (quận 5)… Maternité Indochinoise (Bảo sanh viện Đông Dương, nay là Bệnh viện Từ Dũ) xây dựng trên miếng đất do dòng họ Hui Bon Hoa tặng và xây dựng; diện tích 19.123m2 trên đường Arras (nay là đường Cống Quỳnh, Q.1, TP. HCM).  Đến nay kiến trúc của các hạng mục này vẫn còn nguyên vẹn.

Dù rất giàu có nhưng chú Hoả được tiếng là “rất biết điều” và thương người, không chỉ hay làm từ thiện mà đến cả những người khách hàng, thuê mướn nhà cửa của chú Hoả đều được ông chủ đối đãi tốt. Với hơn 20.000 căn nhà cho thuê, có hệ thống quản lý hoàn chỉnh theo nhiều tầng nấc, chú Hoả lấy giá cả rất phải chăng, miễn phí cho người vô gia cư lúc bấy giờ.

Bệnh viện Từ Dũ xưa được xây dựng trên phần đất hiến tặng của chú Hoả.

Bệnh viện Từ Dũ xưa được xây dựng trên phần đất hiến tặng của chú Hoả.

Năm 1901, trong lúc cùng vợ về thăm quê, Chú Hỏa đột ngột qua đời, hưởng dương 56 tuổi. 3 người con trai của chú Hoả ban đầu sáp nhập công ty với người Pháp, nối tiếp cha làm ăn lương thiện và đức độ. Rồi họ từ bỏ mọi thứ sang Mỹ và Pháp sinh sống vào thời điểm loạn lạc, để lại cho Sài Gòn nhiều công trình đến giờ vẫn còn đi vào hoạt động.

Nguồn: [Link nguồn]

Nữ đại gia là bạn thân Hồ Ngọc Hà giàu khủng, trang trí cả ”núi tiền” dưới gốc cây thông Noel

Nhìn cách trang hoàng Noel trong căn biệt thự có thể thấy sự giàu có và chịu chơi của nữ tỷ phú gốc Việt Mimi Morris.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hòa Nguyễn (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN