Cảnh báo loạt cổ phiếu nguy cơ phải rời sàn

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cảnh báo khả năng huỷ niêm yết của hàng loạt cổ phiếu, do kết quả kinh doanh thua lỗ trong 3 năm liên tục, âm vốn chủ sở hữu. Hai trong số các cổ phiếu bị cảnh báo thuộc hệ sinh thái Lilama (Tổng CTCP Cơ khí Lắp máy).

HNX cảnh báo CTCP Cơ khí Lắp máy Lilama (mã L35) về khả năng huỷ niêm yết, vì 3 năm liên tục thua lỗ. Năm 2020, công ty lỗ 9,6 tỷ đồng, 2021 lỗ 6,6 tỷ đồng và 2022 lỗ 8,7 tỷ đồng. L35 đang giao dịch ở mức 4.100 đồng/cổ phiếu. Thị giá cổ phiếu “bốc hơi” hơn 43% qua 1 năm.

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cảnh báo khả năng huỷ niêm yết của hàng loạt cổ phiếu.

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cảnh báo khả năng huỷ niêm yết của hàng loạt cổ phiếu.

CTCP Lilama 7 (mã LM7) cũng đã bước sang năm thứ 3 thua lỗ liên tiếp. Từ năm 2020 - 2022, LM7 lần lượt báo lỗ 5,5 tỷ đồng, 15,4 tỷ đồng và 20,1 tỷ đồng. Giá cổ phiếu LM7 hiện chỉ còn 2.700 đồng/cổ phiếu.

Cả 2 cổ phiếu “họ” Lilama đều đang trong diện kiểm soát, giá trị giao dịch khá thấp và nhiều phiên “trắng” thanh khoản.

HNX cũng lưu ý khả năng bị huỷ niêm yết của CTCP Sản xuất Xuất nhập khẩu Inox Kim Vĩ (mã KVC), do doanh nghiệp báo lỗ 3 năm liên tiếp. Luỹ kế 3 năm, số lỗ của KVC đã lên tới 85,6 tỷ đồng. Năm 2022, VKC lỗ kỷ lục 215 tỷ đồng. Hiện, giá cổ phiếu KVC giao dịch ở mức 1.600 đồng/cổ phiếu.

CTCP VKC Holdings - Cáp nhựa Vĩnh Khánh (VKC), tại báo cáo tài chính quý IV/2022, lỗ luỹ kế đã lên 215 tỷ đồng, vượt quá vốn điều lệ (200 tỷ đồng).

Cổ phiếu VKC đang giao dịch ở 1.600 đồng/cổ phiếu, rơi về vùng giá thấp nhất. Thậm chí, nếu chỉ so với thời điểm một năm trước, cổ phiếu này cũng đã “bốc hơi” hơn 70% thị giá.

Với kênh trái phiếu, VKC vừa qua đã thông báo mất khả năng thanh toán và xin hoãn trả lãi lô trái phiếu 200 tỷ đồng

VKC cho biết, sau biến cố của ông Đỗ Thành Nhân và nhóm Louis Holdings, toàn bộ thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Ban Tổng Giám đốc đã từ nhiệm và bầu những lãnh đạo mới vào cuộc họp đại hội cổ đông thường niên. Sau khi ban điều hành mới tiếp quản, qua thời gian rà soát lại tình hình tài chính, phía công ty nhận thấy có nhiều sai phạm nghiêm trọng của HĐQT và Ban Tổng Giám đốc nhiệm kỳ cũ trong việc quản lý tài chính và phát hành lô trái phiếu VKCH2123001. Các sai phạm trên của các lãnh đạo cũ đã làm thất thoát tài sản của VKC Holdings khiến doanh nghiệp mất khả năng năng thanh toán đối với các chủ nợ.

Ở cả 4 trường hợp trên, tại báo cáo tài chính soát xét 2022 tới đây, nếu không có bất ngờ khiến lợi nhuận năm 2022 đảo chiều theo hướng có lợi, các mã này sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc.

Nguồn: [Link nguồn]

Gần 300 sàn thương mại điện tử cung cấp thông tin người bán hàng cho cơ quan thuế

Theo thống kê, đến ngày 6/2, có 258 sàn thương mại điện tử, gồm Shopee, Lazada, Sendo (chưa gồm Tiki) đã cung cấp thông tin của người bán trên cổng thông tin thương mại điện tử...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Linh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN